Đĩa lưu dữ liệu trong 1 tỉ năm

Những chiếc đĩa CD, DVD để lưu dữ liệu rất quen thuộc với người dùng máy tính, tuy nhiên độ bền của chúng là điều đáng bàn.

Nay, giới chuyên gia đã tỏ ra bất ngờ với tuyên bố về một loại đĩa quang lại có thể "lưu dữ liệu an toàn trong vòng 1 tỉ năm". Đó là nghiên cứu của một nhà khoa học tại Đại học Twente ở Hà Lan. Ông đã phát triển đĩa quang học với chất liệu phối hợp có vonfram và silicon nitride, cho ra loại đĩa lưu trữ thông tin bền đến không ngờ.

Lưu trữ thông tin trên ổ đĩa cứng thông thường gặp nhiều nguy cơ vì chúng rất nhạy cảm với từ trường bên ngoài và dễ hỏng phần cơ học nên tuổi thọ bình quân chỉ khoảng 10 năm. Tương tự như vậy, các đĩa CD, DVD và bộ nhớ flash cũng có những nhược điểm nên không thể tồn tại hơn vài thập niên lưu trữ dữ liệu.

Đĩa lưu dữ liệu trong 1 tỉ năm
Ảnh: revolucaodigital.net

Theo tạp chí Gizmag thì nhà nghiên cứu Jeroen de Vries đã đặt ra cách giải quyết vấn đề giúp thiết kế vật liệu lưu trữ thông tin mới. Ông chọn vonfram vì chịu được nhiệt độ cao và thông tin lại được đóng gói chung trong silicon nitride, do vậy chống biến dạng khi tiếp xúc môi trường cũng như ở nhiệt độ cao. Vries cho rằng loại đĩa quang này giúp lưu trữ thông tin của nhân loại và có thể gửi đến các hành tinh khác.

Bên trong thiết bị lưu trữ thông tin được sử dụng phương pháp khắc mã QR trong vonfram và có thể dễ dàng giải mã với một chiếc điện thoại thông thường hiện nay. Thậm chí nếu dữ liệu lưu trữ bị xâm lấn đến 7% thì vẫn có thể dễ dàng phục hồi chúng. Bên cạnh đó gói dữ liệu còn có phần dự phòng mã QR nhỏ hơn nhiều mà mỗi điểm ảnh chỉ có kích cỡ vài micron.

Vries tìm hiểu cách lưu trữ thông tin bền vững, lâu dài nhờ dựa vào mô hình Arrhenius mô phỏng thời gian dài qua ảnh hưởng nhiệt và từ. Chất liệu sử dụng để lưu dữ liệu đã được các nhà nghiên cứu thử nghiệm ở nhiệt độ 200 oC mà đĩa vẫn an toàn. Khi nâng nhiệt độ lên đến 440oC, có vài dấu hiệu của sự xuống cấp nhưng đĩa vẫn nguyên vẹn, các dữ liệu vẫn có thể đọc được và có thể phục hồi một số nhỏ bị ảnh hưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News