Địa tầng Trái đất dịch chuyển gắn liền với lớp trầm tích

Các nghiên cứu mới nhất cho thấy tồn tại mối liên hệ hóa học của lớp địa tầng phát triển sau hàng triệu năm với sự hình thành của các lớp trầm tích giàu khoáng sản trên Trái Đất.

>>> Khí hậu nóng có thể làm ngưng sự kiến tạo địa tầng

Địa tầng Trái đất dịch chuyển gắn liền với lớp trầm tíchTrong công trình nghiên cứu do Viện Địa chất và khoa học hạt nhân New Zealand (GNS Science) công bố ngày 26/9, các nhà khoa học đã phân tích 40 mẫu đá thu thập từ đáy biển Kermadec Arc (Bắc New Zealand) và đã xây dựng được mô hình hoàn chỉnh hơn tái hiện quá trình hình thành của lớp địa tầng ở khu vực Thái Bình Dương, sau khi bị sụt lún, tạo thành lớp đá nhão trong lòng đất hoặc các lớp trầm tích giàu khoáng sản.

Theo các chuyên gia đến từ New Zealand, Australia, Đức và Anh, Hikurangi Plateau, lớp địa tầng giàu chất lỏng dày khoảng 20km trong cấu tạo địa tầng Thái Bình Dương đã hoàn toàn biến mất khi nó lún xuống bên dưới địa tầng Australia phía Đông của đảo Bắc.

Sự sụt lún của địa tầng Trái Đất giàu chất lỏng như Hikurangi Plateau khiến các loại đá dễ nóng chảy hơn, từ đó hình thành các chuỗi núi lửa thường xuyên hoạt động và tạo ra rất nhiều vật chất núi lửa dưới đáy đại dương.

Thật đáng ngạc nhiên khi mà các đặc tính hóa học của tầng Hikurangi Plateau và các rặng ngầm dưới đáy đại dương tại tầng này vẫn có thể được lưu trữ trong những mẫu đá dưới đáy đại dương ngày nay sau hàng triệu năm bị sụt lún.

Điều này giúp các nhà khoa học xác định chính xác địa điểm và cách thức mà tầng Hikurangi Plateau sụt xuống bên dưới địa tầng Australia trong suốt 10 triệu năm qua.

Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà khoa học có cái nhìn thấu đáo hơn về quá trình dịch chuyển kiến tạo địa tầng của Trái Đất hàng triệu năm qua cũng như sự hình thành các lớp trầm tích giàu khoáng sản dưới đáy đại dương.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp một dấu hiệu quan trọng giúp nhận biết các thảm họa núi lửa dưới đáy đại dương cũng như chỉ ra các triển vọng kinh tế có thể khai thác được từ lớp trầm tích giàu khoáng sản hình thành từ sự hoạt động của chuỗi núi lửa này.

Tiêu đề đã được khoahoc.news đổi lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News