Điểm hẹn khoa học quốc tế mới tại Việt Nam
Ngay sau Tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9, ngày 20/8, GS Phan Thanh Bình - Hiệu trưởng Đại học Quốc gia TP HCM đã ký kết với GS Trần Thanh Vân hợp tác đào tạo và nghiên cứu tại Trung tâm ICISE, Quy Nhơn.
>>> Khánh thành trung tâm khoa học quốc tế tại Bình Định
Mục tiêu của chương trình chương trình hợp tác, nghiên cứu tại Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành (ICISE) là tập hợp các nguồn lực trong và ngoài nước, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục, đạo tạo và phát triển khoa học, công nghệ.
Đại học Quốc gia TP HCM là hệ thống các trường đại học, trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao được Nhà nước ưu tiên phát triển. Đây cũng chính là nòng cốt giáo dục đại học Việt Nam với một số lĩnh vực hoạt động đạt chuẩn mực khu vực, quốc tế.
GS Phan Thanh Bình (trái) ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu tại Trung tâm ICISE với vợ chồng GS Trần Thanh Vân (phải). (Ảnh: Trí Tín)
Trong khi đó tổ chức "Gặp gỡ Việt Nam" do vợ chồng GS Trần Thanh Vân sáng lập là tổ chức quốc tế khoa học - giáo dục có vai trò thúc đẩy khoa học Việt Nam phát triển, hội nhập với thế giới, giúp đỡ và đào tạo nhân tài cho Việt Nam.
GS Trần Thanh Vân, người sáng lập Hội khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" cho biết, chương trình hợp tác giữa hai bên gồm các nội dung, trường Đại học Quốc gia TP HCM phối hợp với "Gặp gỡ Việt Nam" tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia, các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm ICISE.
Cử các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ tham gia tổ chức các hoạt động tại Trung tâm ICISE đối với các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác song phương. Mời các nhà khoa học kiệt xuất về làm việc tại Trung tâm ICISE và Đại học Quốc gia TP HCM. Kêu gọi đầu tư và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất Trung tâm ICISE phát triển lâu dài.
Theo GS Vân, dự kiến trong năm 2014, tại Trung tâm ICISE diễn ra ít nhất 3 hội nghị quốc tế với các chuyên đề khoa học cơ bản về vật lý hạt, thiên văn, vũ trụ, ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hiện tỉnh Bình Định đã kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cùng các tổ chức trong nước, bạn bè quốc tế quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ để Trung tâm ICISE phát triển xứng tầm là "điểm hẹn khoa học" quốc tế.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
