Điểm sâu nhất thế giới trên đất liền

Các nhà nghiên cứu tìm thấy một vực thẳm bên dưới sông băng Denman nằm ở 3,5km bên dưới mực nước biển, chỉ kém độ sâu của các rãnh đại dương.

Điểm sâu nhất thế giới trên đất liền
Vùng lõm Denman. (Ảnh: BBC).

Nhóm nghiên cứu phát hiện vực băng qua dự án lập bản đồ chi tiết nhất về lớp đất bên dưới Nam Cực. BedMachine là bản đồ địa hình Nam Cực hiển thị các đỉnh, rãnh và sườn dốc. Nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu là các nhà băng hà học ở Đại học California, Irvine, lập bản đồ dựa vào dữ liệu trong hơn 40 năm từ 19 viện nghiên cứu. Cả nhóm cũng sử dụng ảnh radar và vệ tinh để tính toán độ dày của băng và lớp đất bên dưới trên diện tích lớn.

Bản đồ và phát hiện kèm theo được công bố trên tạp chí Nature Geoscience. Mathieu Morlighem, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận ra nếu muốn lập mô hình dải băng chuẩn hơn, họ cần bản đồ tốt hơn về nền đá bên dưới. Sau đó, Morlighem nghĩ ra kỹ thuật mới để quan sát đất dưới lớp băng, dùng dữ liệu vệ tinh về những thay đổi bề mặt, lượng tuyết tích tụ, dữ liệu radar.

"Thách thức lớn nhất là Nam Cực quá rộng, lớn hơn cả Mỹ và Mexico gộp lại, vì vậy áp dụng phương pháp này cho toàn bộ vùng ven biển rất tốn thời gian. Chúng tôi mất 5 năm để cho ra đời BedMachine", Morlighem chia sẻ.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành bản đồ, nhóm nghiên cứu có thể tìm hiểu những đặc điểm chưa từng được biết tới trước đây của đất liền bên dưới lớp băng. Một bất ngờ lớn đối với họ là vùng lõm của sông băng Denman. Nhờ kỹ thuật mới, các nhà nghiên cứu có thể tính toán vùng lõm Denman sâu 3,5km so với mực nước biển, lập kỷ lục điểm sâu nhất trên đất liền. Vùng lõm này dài khoảng 100km và rộng 20km. Để so sánh, điểm sâu nhất trên Trái Đất là mũi Challenger Deep ở rãnh Mariana tại Thái Bình Dương với độ sâu gần 11km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra khi con người ngừng sinh sản trong 30 năm?

Điều gì xảy ra khi con người ngừng sinh sản trong 30 năm?

Nếu thực sự nhân loại không thể sinh sản trong vòng 30 năm thì đó là tín hiệu đáng mừng cho Trái Đất hay nỗi tuyệt vọng vô hạn sẽ bao trùm cả thế giới?

Đăng ngày: 13/12/2019
Trái Đất đang nặng lên hay nhẹ đi?

Trái Đất đang nặng lên hay nhẹ đi?

Trái Đất hút hàng chục tấn bụi từ vũ trụ mỗi ngày, vậy phải chăng hành tinh xanh đang ngày càng nặng hơn?

Đăng ngày: 13/12/2019
Dị nhân có thể giết muỗi cách xa 6 dặm chỉ nhờ

Dị nhân có thể giết muỗi cách xa 6 dặm chỉ nhờ "xì hơi"

Mới đây, một người đàn ông ở Ukraina tuyên bố, anh có thể giết muỗi ở khoảng cách 6 dặm chỉ nhờ vào chứng đầy hơi của mình.

Đăng ngày: 12/12/2019
Chiếc lò sưởi chân chống lạnh đầu thế kỷ 17

Chiếc lò sưởi chân chống lạnh đầu thế kỷ 17

Người Hà Lan đặt một bát chứa than nóng vào bên trong lò, đặt chân lên mặt trên bằng gỗ có đục lỗ hoặc phiến đá để sưởi ấm.

Đăng ngày: 12/12/2019
Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Đăng ngày: 12/12/2019
Các quy luật vật lý đằng sau cú sút bóng

Các quy luật vật lý đằng sau cú sút bóng

Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi tốc độ, sức mạnh, sức bền và chiến lược, nhưng hẳn là việc kiểm soát trái bóng tốt cũng đòi hỏi sự am tường về vật lý.

Đăng ngày: 11/12/2019
Vì sao quần áo trẻ con không phơi qua đêm?

Vì sao quần áo trẻ con không phơi qua đêm?

Vẫn còn nhiều tranh cãi về điều kiêng kị mà các bà các mẹ truyền tai lại cho con em mình.

Đăng ngày: 11/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News