Điện thoại đám mây...

Mitel vừa đề xuất một giải pháp tổng thể cho việc tổ chức hệ thống phân phối truyền thông hợp nhất cho các công ty dựa trên công nghệ điện thoại giao thức Internet - IP Telephone.

Điện thoại đám mây...

Công ty Mitel của Canada đã tích cực hỗ trợ công nghệ điện thoại IP và truyền thông hợp nhất nên hiện tại đạt không ít thành tích trong lĩnh vực này. Công ty đang đề xuất giải pháp cho việc tổ chức hệ thống điện thoại IP có thể sử dụng cho môi trường mạng doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào. Công ty có không chỉ phần mềm mà cả một dải rộng sản phẩm phần cứng. Ở Nga, công ty phân phối sản phẩm của Mitel là nhà tích hợp hệ thống Telesoft. Telesoft mới giới thiệu các giải pháp mới của đối tác Mitel.

Trong danh mục sản phẩm của Mitel có những tổ hợp phần mềm - thiết bị Mitel Communications DirectorBorder Gateway cũng như tổ hợp phần mềm Mitel Applications Suite dùng để xây dựng mạng lưới điện thoại IP trên cơ sở các máy chủ thương mại truy cập được. Nó hỗ trợ cả chuẩn SIP (Session Initiation Protocol - Giao thức khởi tạo phiên) lẫn giao thức truyền thông hợp nhất của riêng. Phiên bản sau cùng của hệ thống ảo hoá cho phép xây dựng các tổ hợp điện thoại phân tán vận hành trên nền tảng của VMware.

Điều đó cho phép gọi giải pháp của công ty là giải pháp đám mây. Trong đó, các dịch vụ của Mitel không chỉ đóng vai trò của các chuyển mạch mềm (softwitch) mà còn tự chúng điều khiển các dòng điện thoại và điện thoại truyền hình.

Chức năng rộng khắp nhất để tổ chức liên lạc nằm trong nền tảng mô-đun của Mitel Applications Suite. Công ty đề xuất một tổ hợp các mô-đun tổ chức truyền thông hợp nhất, làm việc từ xa, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và trung tâm liên lạc (Contacts Center), thực hành hội nghị truyền thoại và hội nghị truyền hình và giải quyết các nhiệm vụ của người dùng doanh nghiệp.

Khách hàng có thể chọn vài phương án cài đặt phần mềm: IP-BPX (Internet Protocol Private Branch Exchange), phần mềm cho máy chủ Sun/Oracle, HP, Dell hay là IBM hoặc dưới dạng tổ hợp phần mềm - thiết bị có sẵn. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mở, điều đó cho phép sử dụng các cấu thành không chỉ của chính Mitel mà cả của các nhà sản xuất khác nên thường mang lại khả năng kết nối hệ thống cho cả những thiết bị đã có từ trước trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, Mitel cũng tự sản xuất điện thoại IP. Những điện thoại này sẽ đấu nối vào mạng cục bộ và được cân chỉnh để thực hiện các chức năng của thiết bị điện thoại nhưng với những khả năng rộng mở hơn. Ví dụ, với thiết bị điện thoại này, có thể viết những ứng dụng doanh nghiệp rất khác nhau.

Công ty cũng đề xuất các điện thoại làm việc với Wi-Fi. Nhờ những thiết bị này, có thể xây dựng trong công ty một mạng điện thoại IP không dây. Một thuộc tính quan trọng: Những điện thoại dạng này khi rơi vào mạng doanh nghiệp sẽ chuyển kết nối sang vận hành với mạng của doanh nghiệp còn khi ra khỏi vùng phủ sóng Wi-Fi, nó chuyển sang vận hành với mạng di động, không để mất liên lạc. Kịch bản vận hành này một mặt cho phép giữ kết nối thường xuyên, mặt khác tiết kiệm được các cuộc gọi di động.

Điện thoại đám mây...

Còn một hướng hoạt động khác của Mitel là công nghệ TeleCollaboration (cộng tác từ xa) thống nhất hiện diện từ xa (telepresence) với hệ thống làm việc cộng tác cùng tài liệu. Đặc biệt, công ty không nhấn mạnh hệ thống telepresence được xây dựng trên một sản phẩm của nhà sản xuất: Nhờ các chuẩn mở, hầu như mọi thành phần của căn phòng đều có thể thay thế bằng các sản phẩm tương tự khác.

Ngoại lệ là phần mềm để tổ chức telepresence là của riêng. Các chuẩn của Mitel tối thiểu hoá băng thông cần thiết để truyền phim HD, ví dụ, để tổ chức một buổi telepresence, Công ty khuyến cáo sử dụng kênh 2,5Mbit/s trong khi ở các công nghệ cạnh tranh, thiết bị vận hành với băng thông 5Mbit/s. Kết quả là giá thành thiết bị cho căn phòng và chi phí khai thác có thể giảm đáng kể, sử dụng tối đa những cấu thành dùng cho hội nghị truyền hình đã được mua từ trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News