Diện tích rừng bị phá ở Mexico tăng nhanh trong 10 năm
Báo cáo công bố ngày 27/12 của Bộ Môi trường và Tài nguyên (SMARNA) Mexico cho biết nước này là quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có diện tích rừng bị phát hủy tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua.
Từ năm 2005 tới nay, trung bình mỗi năm diện tích rừng của Mexico bị thu hẹp 155.000 hécta. Quốc gia Bắc Trung Mỹ này xếp thứ 21 trên thế giới về diện tích rừng bị mất, chiếm gần 29% tổng diện tích rừng hiện có.
Đây cũng là nguyên nhân chính làm giảm tới 30% sản lượng gỗ, từ 8,1 triệu mét khối năm 2000 xuống còn 5,7 triệu mét khối vào năm 2011, đồng thời là mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với môi trường sống của 2.606 loài động vật và hàng nghìn thực vật quý hiếm.
Ảnh: orangutan.org.uk
SMARNA cho rằng, nguyên nhân chính của hiện trạng trên là do ý thức của người dân Mexico còn thấp, mức đầu tư của chính phủ nước này chưa thỏa đáng, chỉ chiếm 0,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương 1 triệu USD/năm, và thiếu một chiến lược dài hạn với những quy định cụ thể trong công tác này.
Có tới 56% khu bảo tồn tự nhiên ở Mexico hoạt động dưới dạng tự phát, trong khi 25% tổng số khu bảo tồn vẫn chưa được phân định xong, dẫn tới trách nhiệm quản lý không rõ ràng.
Trước tình hình đó, SMARNA nhấn mạnh Mexico phải nhanh chóng tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kiến thức về đa dạng sinh học trên lãnh thổ quốc gia, đồng thời lồng ghép những kiến thức khoa học này vào quá trình hoạch định chính sách công về bảo vệ và sử dụng nguồn đa dạng sinh học một cách hiệu quả, có trách nhiệm, hướng tới phát triển bền vững.
Hiện Mexico là một trong bốn quốc gia trên thế giới có sự đa dạng sinh học nhất với 26.000 loài thực vật, 282 loài động vật lưỡng cư, 707 loài bò sát và 439 loài động vật có vú.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
