Diện tích rừng đang bao phủ hơn 9% Trái Đất, bạn có tin không?

Dựa trên những tài liệu hình ảnh độ phân giải cao của Google Earth, các nhà khoa học đã tiếp tục cập nhật thêm tổng diện tích của Trái Đất, nâng con số này lên 9%.

Theo tạp chí ScienceMag, các ước tính của con người trước đây về số lượng rừng bao phủ tại các vùng đất khô hạn trên thế giới thường không được đầy đủ, thậm chí gặp khá nhiều khó khăn. Vấn đề đến từ việc hình ảnh vệ tinh có độ phân giải thấp nên khó nhận ra sự khác biệt giữa cây rừng, bóng cây và mặt đất.


Những vùng đất khô hạn thực chất đang ẩn chứa từ 40 – 47% lượng cây rừng trên Trái Đất.

Tuy nhiên để tìm ra hướng giải quyết, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thực hiện nghiên cứu toàn cầu, trong đó có sử dụng bộ hình ảnh Google Earth độ phân giải cao do Google cung cấp. Mỗi điểm ảnh trong bức hình khổng lồ đại diện cho một mảnh đất rộng dưới 1 mét.

Theo đó, hàng trăm nhà khoa học cùng các nhóm sinh viên đã xem xét hơn 210 ngàn bức ảnh và phát hiện ra, những vùng đất khô hạn thực chất đang ẩn chứa từ 40 – 47% lượng cây rừng trên Trái Đất. Con số này phần nào đẩy tổng diện tích rừng toàn cầu tăng lên tới 9%.


Hình ảnh mô tả sự phân bổ lượng rừng tại các vùng đất khô hạn trên thế giới.

Số rừng này được tìm thấy chủ yếu nhờ chất lượng ảnh chụp độ phân giải cao của vệ tinh. Nổi bật hơn cả tại Châu Phi, châu lục đặc trưng với khí hậu nóng nực khô cằn nay được phát hiện có số lượng rừng nhiều hơn gấp đôi so với dữ liệu tìm hiểu trước đây. Với việc tìm thấy thêm 467 triệu hecta rừng khác trên toàn cầu, Trái Đất dường như đã có thêm Amazon thứ hai.

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã mở ra thêm nhiều hiểu biết về chu kỳ carbon, giúp ước tính chính xác hơn về lượng khí thải CO2 đang được hấp thụ trong bầu khí quyển, đồng thời có sự so sánh và cân bằng tốt hơn với lượng CO2 phát sinh từ hoạt động công nghiệp, đời sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 04/01/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/12/2024
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 14/12/2024
Hiện tượng La Nina là gì?

Hiện tượng La Nina là gì?

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Đăng ngày: 23/08/2024
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 17/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News