Diệt cây cảnh bằng côn trùng
Anh vừa thử nghiệm chiến dịch ngăn chặn sự xâm lấn của cỏ dại bằng một loài rận nhỏ xíu có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Cây chút chít Nhật Bản. Ảnh: clc.uc.edu.
Chút chít Nhật Bản là thực vật xâm lấn có chiều cao 3-4 mét, lá đẹp và chùm hoa trắng. Chúng thường được trồng để làm đẹp nhà cửa, trang trại. Loài cây này lớn rất nhanh (có thể đạt chiều cao 4 mét trong 4 tháng) và có tốc độ lây lan khủng khiếp.
Từ thập niên 40 của thế kỷ 19, một số người xứ Wales thuộc vương quốc Anh đem chút chít về trồng để làm cây cảnh, nhưng chẳng bao lâu giống cây này đã bành trướng khắp vương quốc Anh. Lớn cực nhanh nhưng rất khó bị tiêu diệt, chúng chiếm đất và tiêu diệt các loại cây khác khiến năng suất nông nghiệp giảm sút. Ngoài ra, chút chít còn làm suy yếu các công trình xây dựng, tường và đê chống lũ.
Loài rận hút nhựa cây Aphalara itadori. Ảnh: PA.
Hiện nay, mỗi năm nước Anh phải chi tới 210 triệu USD để ngăn chặn và tiêu diệt chút chít Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định một loài côn trùng tại quê hương của chút chít có thể giúp họ diệt chúng. Đó là những con rận Aphalara itadori chuyên hút nhựa cây. Chúng sẽ được thả tại một số vùng của Anh trong mùa xuân này để hút nhựa của chút chít. Cabi - một tổ chức nghiên cứu nông nghiệp phi lợi nhuận - thực hiện dự án thả rận.
"An toàn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Thật may mắn là chúng tôi đã tìm được loài thiên địch đặc biệt của chút chít. Những con rận chỉ hút nhựa chút chít chứ không tấn công bất kỳ loại cây nào khác", Dick Shaw, một chuyên gia của Cabi, phát biểu với BBC.
Shaw cho biết, các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ hoạt động của rận. Nếu chúng gây nên những hậu quả tai hại, họ sẽ sử dụng thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ để tiêu diệt cả chút chít lẫn rận.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
