Diệt sao biển gai để bảo vệ san hô
Chiến dịch diệt sao biển gai bảo vệ san hô trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang được tỉnh Khánh Hòa phát động ngày 20/5 nhằm hưởng ứng ngày Đa dạng sinh học thế giới (22/5).
Khoảng 7.000 con sao biển gai ở một số vùng biển quanh khu bảo tồn biển như Hòn Nọc, Hòn Mun, Hòn Một... đã bị diệt trong ngày hôm qua, 20/5.
Thợ lặn tìm sao biển gai ở vùng biển bảo tồn vịnh Nha Trang. Ảnh: Tường Vi
Ông Trương Kỉnh, Giám đốc Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cho biết, Ban quản lý sẽ phối hợp với các ngư dân tiếp tục tổ chức lặn bắt loài sao biển gai. Mỗi con sao biển gai bắt được sẽ trả cho ngư dân 5.000 đồng, sau đó đưa đi tiêu hủy.
Việc tiêu diệt loài sao biển gai được Ban quản lý tổ chức hằng năm vào tháng 5, là tháng sinh sản của loài này.
Sao biển gai tên khoa học là Acanthaster Planci, sống ở độ sâu từ 5 đến 20m nước biển, đây là loại thiên địch của san hô. Vòng đời của loài này khoảng 3 năm. Trong 3 năm đó, một con sao biển gai có thể ăn hết khoảng 25 m2 san hô.
![]() |
Sao biển gai là loài chuyên ăn san hô nên có nguy cơ tàn phá san hô khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. Ảnh: Tường Vi |
Những năm gần đây do việc đánh bắt các loài thiên địch của sao biển gai như ốc tù và, cá ăn trứng sao biển… đã làm loài này bùng phát mạnh. Trong khi đó, khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang có hơn 350 loài san hô. Do đó nguy cơ hệ sinh thái ở khu bảo tồn biển sẽ bị loài này tàn phá là rất lớn.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
