Điều chưa biết về chiến tranh côn trùng học trong lịch sử

Trong nhiều thế kỷ, côn trùng đã được sử dụng làm vũ khí sinh học để phát tán bệnh tật và phá hủy mùa màng. Chúng thậm chí còn được sử dụng như vũ khí tấn công thực sự. Hãy nhìn lại lịch sử chiến tranh côn trùng học này.


Thuật ngữ “chiến tranh sinh học”
khiến người ta hay liên tưởng tới vi khuẩn, virus, độc tố và các tác nhân sống khác có thể ảnh hưởng đến con người. Nhưng thực ra, việc sử dụng côn trùng cũng là một loại chiến tranh sinh học.


Trong chiến tranh côn trùng học, các loài côn trùng có thể gây hại cho kẻ thù theo nhiều cách: gây sâu bệnh cho mùa màng, phát tán bệnh tật và là vũ khí tấn công.


Hàng nghìn năm trước, có lẽ sớm nhất là từ năm 198, trong Chiến tranh La Mã-Parthia lần thứ hai. Vua Barsamia đã ném những chiếc bình nhồi bọ cạp để đẩy lui người La Mã, bảo vệ thành phố Hatra. Những con bọ cánh cứng này thuộc chi Paederus chứa một hợp chất gọi là pederin, gây viêm da và phồng rộp khi tiếp xúc với da.


Sau đó, Vua Mithridates VI của Pontus đã ra lệnh đặt mật ong kiếm ăn từ hoa đỗ quyên dọc đường. Lính La Mã dùng loại mật ong này đã bị ốm và bị ảo giác. Họ gọi đó là “mật ong điên”.


Dịch hạch đã giết chết hàng triệu người trong thế kỷ 14 và 15. Người ta tin rằng, khi người Mông Cổ Tartar bao vây thành phố Kaffa (nay là Fedosia), họ đã ném những xác chết bị nhiễm dịch hạch qua các bức tường, từ đó lây lan sang châu Âu.


Trong Thế chiến thứ II, Đơn vị 731 là cơ sở nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học bí mật của Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu đã chế tạo một quả bom chứa đầy bọ chét nhiễm bệnh dịch hạch và thả ra ở Trung Quốc để thử nghiệm.


Còn theo Chiến dịch Hoa anh đào ban đêm, người Nhật định thả những con bọ chét nhiễm bệnh dịch hạch xuống một số khu vực của California. May mắn thay, Nhật Bản đã đầu hàng 2 tuần trước ngày dự kiến hành động


Cũng trong Thế chiến II, Đức quốc xã tin rằng người Mỹ sẽ sử dụng bọ khoai tây Colorado để phá hủy mùa màng của Đức, vì vậy họ bắt đầu lai tạo và nghiên cứu kế hoạch tấn công, rồi thử nghiệm trên các cánh đồng ở Speyer, Đức.


Hóa ra, mối lo ngại của Đức là có cơ sở. Năm 1942, Mỹ đã gửi 15.000 con bọ cánh cứng đến Vương quốc Anh để nghiên cứu như một vũ khí sinh học.


Chiến dịch Big Buzz
của Mỹ diễn ra vào năm 1955 mô phỏng một cuộc tấn công bằng muỗi. Hàng trăm nghìn con muỗi Aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi sốt vàng da) đã được thả xuống một khu vực ở bang Georgia.


Theo báo cáo năm 1981 của quân đội Mỹ, để tấn công một tiểu đoàn thì cần khoảng 225.000 con muỗi bị nhiễm bệnh. Nhưng chi phí cho việc này khá cao, khoảng 27.000 USD (bằng 132.000 USD theo giá trị hiện tại).


Năm 1989, một đợt bùng phát ruồi Địa Trung Hải ở California đã gây thiệt hại hàng triệu USD và một số chương trình diệt trừ đã được triển khai.


Vào tháng 12-1989, một số chính trị gia và cơ quan truyền thông của California đã nhận được thư từ nhóm có tên là “The Breeders”, tuyên bố chịu trách nhiệm cho đợt bùng phát ruồi Địa Trung Hải, nhằm trả đũa cho việc phun thuốc trừ sâu Malathion từ trên không ở tiểu bang này. Đến tháng 3-1990, tiểu bang đã dừng chương trình phun thuốc trên không Malathion và thay vào đó là đưa ruồi Địa Trung Hải đã được khử trùng vào để kiểm soát quần thể.


Vào năm 1990, chính quyền của Tổng thống Mỹ G. Bush có ý tưởng thả hàng triệu con sâu bướm ăn coca xuống các cánh đồng coca ở Bolivia và Peru trong cuộc chiến chống ma túy tại đây. Sau đó, cả Bolivia và Colombia đã bác bỏ ý tưởng này vì nó sẽ gây ra thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất