Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời?
Trái đất, hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt trời, là ngôi nhà của rất nhiều sinh vật sống. Không chỉ vậy, hành tinh của chúng ta còn có các hành tinh khác bao quanh và cùng xoay quanh Mặt trời. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bảy hành tinh còn lại trong Hệ Mặt trời của chúng ta biến mất? Đây là một câu hỏi khó, tuy nhiên nếu điều này xảy ra, có lẽ loài người chúng ta sẽ không thể tồn tại, và sự sống có lẽ chúng không thể hình thành trên Trái đất.
Giả sử tất cả các hành tinh ngoại trừ Trái đất đột nhiên biến mất, dấu hiệu đầu tiên sẽ là những thay đổi tinh tế trên bầu trời đêm. Năm hành tinh khác - sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ - đều có thể nhìn thấy vào ban đêm trên bầu trời của chúng ta thì nay sẽ không thể nhìn thấy nữa.
Sự thiếu vắng các hành tinh này trên bầu trời đêm sẽ ngay lập tức nhận thấy được đối với các nhà thiên văn học, nhưng những khác biệt này có thể không rõ ràng đối với con mắt của những người bình thường như chúng ta. Tuy nhiên, sự khác biệt trên bầu trời sẽ không phải là thay đổi duy nhất và chắc chắn cũng không phải là sự thay đổi có tác động lớn nhất.
Trái đất (cách Mặt trời 1 AU) là hành tinh lớn nhất và có mật độ lớn nhất trong số các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt trời, cũng là hành tinh duy nhất mà chúng ta biết có các hoạt động địa chất gần đây, và là hành tinh duy nhất trong vũ trụ được biết đến là nơi có sự sống tồn tại.
Nếu tất cả các hành tinh khác biến mất, nó sẽ có tác động đến quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Trong khi lực hấp dẫn của Mặt trời đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hành tinh của chúng ta ở trong đúng quỹ đạo của Hệ Mặt trời thì các hành tinh khác đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng.
Theo Zmescience, sẽ không có cách nào để biết được hành tinh của chúng ta có thể sẽ di chuyển như thế nào nếu không có các hành tinh khác giữ quỹ đạo của chúng ta trong tầm kiểm soát. Chúng ta có thể trôi vào khu vực quá gần Mặt trời và có thể sẽ bị nhiệt độ của Mặt trời thiêu cháy, hoặc chúng ta có thể sẽ di chuyển đến nơi mà sao Hải Vương và sao Thiên Vương hiện đang cư trú, nơi nhiệt độ quá lạnh để chúng ta có thể tồn tại.
Ngay cả khi Trái đất cố gắng ở trong quỹ đạo hiện tại của nó, vẫn có thể có một số tác động tiêu cực do thiếu các hành tinh khác gây ra. Ví dụ, lực hấp dẫn khổng lồ của sao Mộc hoạt động giống như một "máy hút bụi" thu hút các hành tinh lang thang và sao chổi, giúp chúng không va vào các hành tinh khác, bao gồm cả Trái đất. Nếu không có ảnh hưởng hấp dẫn của sao Mộc, chúng ta có thể thấy nhiều tiểu hành tinh và sao chổi va vào hành tinh của chúng ta theo thời gian.
Trái đất cũng là hành tinh đá duy nhất có thủy quyển lỏng, và cũng là hành tinh duy nhất nơi quá trình kiến tạo mảng đã được quan sát. Bầu khí quyển của Trái đất cũng khác căn bản so với các hành tinh khác với thành phần phân tử oxy tự do thiết yếu cho sự sống chiếm tới 21% trong bầu khí quyển.
Các hành tinh khác đóng một vai trò lớn trong việc giúp chúng ta duy trì quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Điều này rất quan trọng, vì quỹ đạo của Trái đất hiện tại đang nằm trong "Goldilocks Zone". Theo NASA, Goldilocks Zone, còn được gọi là khu vực có thể sinh sống, là khu vực xung quanh một ngôi sao, nơi nước lỏng có thể tồn tại. Đó là bởi vì các điều kiện trong khu vực này là "vừa phải" cho cuộc sống, không quá lạnh cũng không quá nóng.
Các điều kiện cần thiết để sự sống bắt đầu trên một hành tinh vốn đã khó đáp ứng, và trong trường hợp của Trái đất, sự sống sẽ không thể phát sinh nếu như "những người hàng xóm" của chúng ta đột nhiên biến mất.
Sự sống là một đặc điểm phân biệt các thực thể vật chất có cơ chế sinh học (ví dụ như khả năng tự duy trì, hay truyền tín hiệu), tách biệt chúng với các vật thể không có những cơ chế đó hoặc đã ngừng hoạt động, những vật đó được gọi là vô sinh hay vô tri giác. Sự sống trên Trái đất xuất hiện lần đầu vào khoảng 4.28 tỷ năm trước, ngay sau sự hình thành của biển vào khoảng 4.41 tỷ năm trước đây và cũng không lâu sau sự hình thành của Trái đất 4.54 tỷ năm trước. Sự sống trên Trấi đất có thể bắt nguồn từ các tế bào RNA, mặc dù sự sống với tế bào RNA có thể không phải là đầu tiên. Cơ chế hình thành sự sống trên Trái đất cho đến nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng một số tin nhà khoa học luôn tin vào lý thuyết đến từ thí nghiệm Miller–Urey. |
- Thịt nội tạng chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng ăn được
- 1g muối hòa tan trong 1g nước, tại sao tổng khối lượng không phải là 2g?
- Đường cao tốc duy nhất trên thế giới không giới hạn tốc độ, miễn thu phí