Điều ít biết về rắn giun tí hon của Việt Nam

Rắn giun có nhiều đặc điểm giống giun đất nhưng đây là một loài rắn thực sự với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn.

Loài rắn bé xíu này có tên khoa học là Ramphotyphlops braminus là một loại bò sát thuộc họ Rắn giun, có ngoại hình rất giống với loài giun đất thường gặp với đầu tròn, có màu nâu bóng.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thấy cơ thể của rắn giun có vảy và không phân đốt, có một đôi mắt nhỏ xíu trên đầu, và đặc biệt là có chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng lúc nào cũng thè ra đáng sợ của loài rắn.


Rắn giun có thể sinh sản mà không cần đến con đực.

Rắn giun có kích thước nhỏ bé, chỉ dài 20cm, cơ thể có vảy màu nâu bóng, đầu tròn, đuôi nhọn và là loài rắn không có nọc độc. Chiếc lưỡi của nó chẻ đôi rất đặc trưng của loài rắn. Rắn giun sống trong đất nên mắt bị thoái hóa chỉ còn một chấm nhỏ và hầu như không có tác dụng thị lực.

Rắn giun có thể sinh sản mà không cần đến con đực. Mỗi lần con cái đẻ khoảng 8 trứng. Trong kiểu sinh sản không cần thụ tinh này, tất cả trứng nở ra đều là con cái. Chúng chủ yếu sống ở các khu vực ẩm ướt, gần các tổ kiến, mối. Thức ăn chủ yếu của chúng là các ấu trùng, trứng... của kiến, mối.

Loài rắn siêu tí hon kỳ lạ này còn được gọi là rắn mù bởi chuyên sống dưới mặt đất, các đống đổ nát hoặc củi mục. Tuy có mắt nhưng mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực nhưng vẫn cảm nhận được cường độ ánh sáng.


Số lượng loài rắn này hiện tại tương đối ít.

Rắn giun có thể được bắt gặp tại nhiều nơi ở Việt Nam, từ miền Bắc cho tới miền Nam, thậm chí là ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài Việt Nam, rắn giún siêu tí hon còn xuất hiện ở Thái Lan, bán đảo Malaysia, và Singapore. Nó cũng được phát hiện có sinh sống ở Châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa.

Số lượng loài rắn này hiện tại tương đối ít. Theo các nhà khoa học, có lẽ do đặc điểm sinh tồn riêng và sự sinh sản đơn tính chứ không hẳn do các hoạt động của con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News