Điều khiển máy tính bằng ý nghĩ
Các nhà khoa học Anh đang phát triển một loại chip "thần giao cách cảm" có khả năng giúp con người sử dụng ý nghĩ để điều khiển máy tính, tivi và công tắc điện.
Loại chip nói trên là phát minh của Jon Spratley, một tiến sĩ 28 tuổi tại thành phố Stevenage, Anh. Hiện tại anh đang làm việc cho công ty 42 Technology.
![]() |
(Ảnh minh họa: Getty Images) |
“Chip của chúng tôi cho phép người tàn tật điều khiển máy tính bằng ý nghĩ. Chẳng hạn, nếu họ tưởng tượng rằng các cơ bắp của họ đang chuyển động thì suy nghĩ đó sẽ bật công tắc bóng đèn. Lĩnh vực này được nhiều nhà khoa học tại Mỹ nghiên cứu, song từ trước tới nay họ chỉ sử dụng các cảm biến có dây. Chip của chúng tôi sử dụng công nghệ truyền tín hiệu không dây nên có thể loại trừ nguy cơ lây nhiễm bệnh. Mục đích cuối cùng của tôi là giúp những người tàn tật hoặc bại liệt giao tiếp với nhau bằng chip này”, Spratley nói với Daily Mail.
Theo Spratley, thiết bị phát sóng trên đầu người sử dụng sẽ điều khiển máy tính thông qua 7 mệnh lệnh. Sau đó máy tính có thể điều khiển các thiết bị điện tử và xe lăn điện.
Daily Mail cho biết, Spratley và các cộng sự chưa thử nghiệm chip trên người hay động vật sống. Tuy nhiên, các thử nghiệm trên những lát cắt của não động vật cho kết quả tốt đẹp. Hiện tại nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm tài trợ để có thể thử nghiệm trên cơ thể người.
Đầu năm nay các nhà khoa học Nhật Bản đã công bố một loại xe lăn có khả năng hoạt động nhờ sóng não. Người sử dụng đội một mũ gắn các điện cực để theo dõi hoạt động não. Một nhóm chuyên gia khác của Nhật cũng chế tạo thành công cánh tay máy được điều khiển bằng ý nghĩ. Trong các cuộc thử nghiệm, các con khỉ đã điều khiển cánh tay máy đưa thức ăn vào mồm chúng.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
