Đo lượng Carbon để cứu rừng nhiệt đới

Sau một thời gian đo đạc, các nhà khoa học thuộc Đại học Gothenburg (Thụy Điển) đã đưa ra được số liệu chính thức về khối lượng khí carbon được lưu giữ trong các khu rừng nhiệt đới tại Sri Lanka. Phát hiện này được cho là sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu nạn phá rừng vốn đang hoành hành dữ dội tại quốc gia Nam Á.

>>> Mầm cây thông minh biết đo khí thải CO2

Theo các số liệu thống kê, nạn phá rừng gây ra 12% trong tổng số lượng phát thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới. Để giải quyết vấn nạn này, những năm gần đây Liên Hiệp Quốc đã đưa ra chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy thoái rừng” (REDD). Theo đó, các quốc gia phát triển có nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho các quốc gia có rừng nhiệt đới để họ bảo vệ những cánh rừng này.

Tuy nhiên, theo Eskil Mattsson - nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Khoa Khoa học Trái đất, chương trình REDD chỉ thật sự hiệu quả nếu có được số liệu chính xác về khối lượng khí carbon mà những cánh rừng này đang lưu giữ. “Việc đo đạc này rất quan trọng để ước tính chi phí cũng như lợi ích của việc giảm nạn phá rừng, do mức độ hỗ trợ tài chính chỉ dựa trên khối lượng carbon trong các cánh rừng đó” - Mattsson nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Mattsson còn chỉ ra khả năng sử dụng những hệ sinh thái khác để thay thế rừng trong việc cung cấp gỗ và thực phẩm cho người dân địa phương, đồng thời góp phần đưa ra những chính sách hữu hiệu để chống biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News