Đoàn quân cua nhện chen chúc bò dưới đáy biển

Khoảnh khắc hàng trăm nghìn con cua nhện ngoi lên từ đáy biển sâu để lột vỏ ở vùng nước nông lọt vào ống kính của các nhà làm phim.

Đoàn quân cua nhện bò dọc đáy biển tới vùng nước thuộc vịnh Mornington ở Victoria, Australia khi mùa đông kéo đến, Sun hôm qua đưa tin. Chúng trèo lên mình nhau tạo lên từng gò cao để bảo vệ bản thân trong lúc thay thế lớp vỏ cũ chật chội bằng một lớp vỏ khác.


Đàn cua nhện bò chất chồng lên nhau tạo thành từng gò cao. (Video: BBC).

Do vỏ cua nhện không thể to dần, chúng buộc phải đến vùng nước lông để lột vỏ, cho phép cơ thể phát triển dưới lớp vỏ lớn hơn. Sau khi cua lột hết lớp vỏ cũ, chúng phải chờ vài ngày để lớp vỏ mới cứng dần và có thể bảo vệ chúng an toàn trước động vật săn mồi như những con cá đuối đường kính 4 mét lượn lờ xung quanh

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II ghi lại cuộc tụ họp hàng năm của cua nhện. "Giống như mọi loại cua, cơ thể chúng được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng không thể nới rộng. Do đó để lớn lên, chúng phải chui ra khỏi đó, tạo điều kiện cho lớp vỏ mềm bên dưới cứng cáp dần", ngài David Attenborough, người dẫn chương trình Blue Planet II, giải thích.

Đoàn quân cua nhện chen chúc bò dưới đáy biển
Loài giáp xác này gần như vô hại.

Dù cảnh cua nhện bò tầng tầng lớp lớp có vẻ đáng sợ, loài giáp xác này gần như vô hại. "Chúng tôi tìm kiếm tới lui trong hàng giờ, cho tới khi trông thấy một vùng nước có màu sắc hơi khác biệt. Việc đến gần khối chân và càng khổng lồ đó lần đầu tiên quả là kỳ thú. Đám cua dường như không quan tâm tới sự hiện diện của chúng tôi. Một hoặc hai con thường bò lên chân tôi trong lúc ghi hình", Alex Vail, nhà quay phim của chương trình, chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Phát hiện

Phát hiện "dị vật" trong bụng loài sống ở vực sâu nhất Trái đất

Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Newcastle (Anh) đã có phát hiện vô cùng ngạc nhiên về sinh vật biển sống dưới đáy đại dương sâu nhất trên Trái đất (tính đến thời điểm hiện nay).

Đăng ngày: 23/11/2017
Cá đuối dài ba mét biến hình thành tảng đá dưới đáy biển

Cá đuối dài ba mét biến hình thành tảng đá dưới đáy biển

Một thợ lặn phát hiện con cá đuối ó dài khoảng ba mét ngụy trang thành tảng đá dưới đáy biển.

Đăng ngày: 23/11/2017
Vùng nước bị cô lập hơn 1.500 năm dưới đáy Thái Bình Dương

Vùng nước bị cô lập hơn 1.500 năm dưới đáy Thái Bình Dương

Casimir de Lavergne, nhà hải dương học tại Đại học New South Wales, Australia, và các cộng sự phát hiện bên dưới khu vực phía Bắc Thái Bình Dương gặp Ấn Độ Dương khoảng 2km có một

Đăng ngày: 22/11/2017
Loài cá ăn san hô thải ra 400kg cát mỗi năm

Loài cá ăn san hô thải ra 400kg cát mỗi năm

Loài cá này nghiền vụn san hô nhờ bộ răng đặc biệt trông giống mỏ vẹt

Đăng ngày: 22/11/2017
Sinh vật biển kịch độc khiến đoàn quay phim đau đớn tháo chạy

Sinh vật biển kịch độc khiến đoàn quay phim đau đớn tháo chạy

Cơn đau đớn do xúc tu của sinh vật biển kịch độc gây ra buộc đoàn quay phim BBC đi tiểu lên vết thương để giảm bớt khó chịu.

Đăng ngày: 20/11/2017
Những khám phá mới lạ về loài tôm gõ mõ

Những khám phá mới lạ về loài tôm gõ mõ

Phần lớn, các loài tôm gõ mõ sống trong các hang đào và là cư dân thường thấy ở các rạn san hô, nằm dưới các thảm tảo biển và các rạn hàu thuộc các vùng ven biển nhiệt và ôn đới.

Đăng ngày: 20/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News