Độc chiêu chống làm giả “chứng minh thư” thời cổ đại
Thời cổ đại, “chứng minh thư” giản đơn tới mức chỉ có thông tin về tên họ, chức vụ. Ngày tháng năm sinh hay giới tính…đều không được đề cập.
Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, dân thường không có thân phận lẫn địa vị xã hội. Vì vậy, “chứng minh thư” là thứ chỉ thuộc về những người có thân phận, có địa vị rõ ràng.
Thông tin trên “chứng minh thư” thời cổ đại tương đối giản đơn. Ví dụ thời nhà Đường, trên “chứng minh thư” thường có tên, chức vụ, chi tiết hơn nữa sẽ là nơi làm việc, chứ không hề có những thông tin căn bản như ngày tháng năm sinh, giới tính, chiều cao…Thậm chí ngay cả tên cũng không có và khi ấy, “chứng minh thư” chỉ đơn thuần là một vật chứng. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với chứng minh thư thời hiện đại, đó là: Nếu như “khổ chủ” có chức vụ kiêm nhiệm thì sẽ được ghi chú rõ ràng trên đó. Như vậy, thực chất, “chứng minh thư” thời cổ đại chính là thứ chứng nhận thân phận dành cho quan lại.
"Chứng minh thư" thời cổ đại Trung Quốc thường chỉ dành cho quan lại. (Ảnh minh họa)
Với tính chất giản đơn như vậy, rõ ràng, “chứng minh thư” thời cổ đại bị làm giả là điều khó tránh khỏi. Thậm chí có cả hiện tượng to gan lớn mật giả làm hoàng thượng. Để ngăn chặn chuyện giả mạo, người xưa thường đặc biệt ghi chú những lời cảnh báo về hậu quả của việc làm giả, cho mượn “chứng minh thư”. Ví như nhà Minh đã đề ra quy định nghiêm ngặt: “Người mượn và người cho mượn chứng minh thư đều mắc tội như nhau”; những kẻ không có chứng minh thư tương xứng mà cả gan đặt chân tới nơi không được tới (như đột nhập vào chốn hậu cung) và làm những việc không được làm (như giả xưng là đại quan) đều phải “y luật luận tội”.
Chứng minh thư loại "ngư phù" thời nhà Đường.
Ngoài việc quản lý chặt chẽ, thời cổ đại Trung Quốc còn có hai “độc chiêu” khác nhằm ngăn chặn chứng minh thư giả:
Một là: Tạo ra dấu hiệu nhận biết chứng minh thư thật. Ví dụ với chứng minh thư loại “ngư phù” (loại phù hình con cá) chỉ cần làm thêm túi đựng, gọi là “ngư đại” để làm dấu hiệu nhận biết. Thời Đường Cao Tông Lý Trị, mỗi loại “ngư phù” luôn phải đi kèm một chiếc túi đựng phù hợp. Khi được hoàng thượng triệu kiến, kẻ bề tôi buộc phải đem theo cả “ngư phù” lẫn túi đựng để chứng minh thân phận của mình.
Hai là: Sử dụng các chất liệu khác nhau làm chứng minh thư. Tuỳ từng cấp bậc, chức vụ khác nhau, các chất liệu được sử dụng cũng không đồng nhất. Ví như thời nhà Đường, “chứng minh thư” của thân vương và các quan viên bậc tam phẩm trở lên thường dùng chất liệu bằng vàng, với các quan ngũ phẩm trở lên thì sử dụng chất liệu bạc, riêng các quan lục phẩm trở xuống thường dùng chất liệu đồng.

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường
Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?
Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc
Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.
