"Đôi cánh" pin Mặt trời của trạm vũ trụ Trung Quốc dịch chuyển

Hệ thống pin với tổng chiều dài hơn 55 m của module Vấn Thiên có thể thay đổi theo hướng Mặt trời khi trạm Thiên Cung di chuyển.

Trạm vũ trụ Thiên Cung lắp đặt module Vấn Thiên hồi tháng 7, cùng với đó là "đôi cánh" khổng lồ giúp thu nhận năng lượng Mặt trời khi trạm bay quanh Trái đất. Trong video mới do Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) công bố, đôi cánh này xoay xung quanh trạm Thiên Cung với nền bên dưới là hành tinh xanh, Space hôm 13/8 đưa tin.

Hệ thống pin Mặt trời là một phần của module phòng thí nghiệm Vấn Thiên. Góc của các tấm pin có thể thay đổi để phù hợp với hướng Mặt trời khi trạm Thiên Cung di chuyển trên quỹ đạo. Mỗi cánh pin Mặt trời của Vấn Thiên dài khoảng 30 m, cho tổng sải cánh hơn 55m. Mỗi hàng pin có diện tích thu nhận khoảng 110m2.

Đôi cánh pin Mặt trời của trạm vũ trụ Trung Quốc dịch chuyển
Mỗi cánh pin Mặt trời của Vấn Thiên dài khoảng 30m. (Ảnh cắt từ clip).

Trung Quốc dự định phóng Mộng Thiên, module thứ ba và cũng là module cuối cùng của trạm Thiên Cung, vào tháng 10. Module phòng thí nghiệm này cũng sẽ mang theo một đôi cánh pin năng lượng Mặt trời lớn tương tự Vấn Thiên.

Ba phi hành gia của tàu Thần Châu 14 đang sống và làm việc trong trạm Thiên Cung và chuẩn bị cho hoạt động đi bộ ngoài không gian đầu tiên từ module Vấn Thiên. Họ cũng sẽ làm nhiệm vụ chào đón module mới Mộng Thiên khi nó phóng lên.

Các tấm pin Mặt trời được thiết kế để cung cấp năng lượng cho trạm Thiên Cung - dự kiến sẽ liên tục có người ở trong khoảng hơn 10 năm. Các phi hành đoàn gồm 3 thành viên sẽ luân phiên lên xuống trạm vũ trụ này.

Trong khi đó, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cũ hơn và lớn hơn trang bị hệ thống pin năng lượng Mặt trời với sải cánh dài 73 m để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trên quỹ đạo. Trạm ISS có khối lượng khoảng 460 tấn. Khi hoàn thành, Thiên Cung sẽ nặng bằng khoảng 20% ISS.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hôm nay hành tinh có 29 mặt trăng áp sát Trái đất, mắt thường nhìn được

Hôm nay hành tinh có 29 mặt trăng áp sát Trái đất, mắt thường nhìn được

Ngày 15-8, hành tinh khổng lồ sở hữu 29 mặt trăng - trong đó có 2 mặt trăng được NASA cho là có đại dương, oxy và thậm chí sự sống là Enceladus và Dione - đi đến điểm gần Trái Đất nhất.

Đăng ngày: 15/08/2022
Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Trên thực tế, sao Diêm Vương có rất nhiều cấu trúc bề mặt khổng lồ. Nhờ những cấu trúc địa chất kỳ lạ này, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sao Diêm Vương có khả năng có một đại dương dưới bề mặt.

Đăng ngày: 15/08/2022
Cường độ từ trường toàn cầu đã giảm 9%, liệu Trái đất sẽ đi theo cách giống như sao Hỏa?

Cường độ từ trường toàn cầu đã giảm 9%, liệu Trái đất sẽ đi theo cách giống như sao Hỏa?

Từ trường trái đất là lớp bảo vệ không thể thiếu cho sự sống trên Trái đất, nhưng những năm gần đây các nhà khoa học châu Âu đã theo dõi và nhận thấy sức mạnh của nó đang suy yếu.

Đăng ngày: 14/08/2022
10% nguy cơ rác vũ trụ rơi trúng đầu người, tỉ lệ nhỏ nhưng nguy hiểm

10% nguy cơ rác vũ trụ rơi trúng đầu người, tỉ lệ nhỏ nhưng nguy hiểm

Tuy khả năng phân chim rơi trúng đầu bạn còn cao hơn nguy cơ rác vũ trụ rơi xuống, nhưng không phải không thể xảy ra, thậm chí đã có các trường hợp bị thương và thiệt hại về tài sản vì rác vũ trụ.

Đăng ngày: 14/08/2022
Hình ảnh mới nhất về các thiên hà xoắn vào nhau

Hình ảnh mới nhất về các thiên hà xoắn vào nhau

Kính viễn vọng Gemini North, đặt trên đỉnh Maunakea ở Hawaii, Mỹ đã phát hiện ra các thiên hà xoắn ốc tương tác cách xa khoảng 60 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ.

Đăng ngày: 13/08/2022
Những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất thế giới

Những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất thế giới

Thiên hà luôn là một khái niệm vô cùng bí ẩn và hấp dẫn, trong đó là những sự kiện vô cùng hiếm gặp, đôi khi vài chục năm mới xuất hiện một lần.

Đăng ngày: 13/08/2022
Tên lửa Trung Quốc phóng cùng lúc 16 vệ tinh

Tên lửa Trung Quốc phóng cùng lúc 16 vệ tinh

Trung Quốc đã thực hiện sứ mệnh không gian thứ 9 trong vòng 30 ngày qua, đưa 16 vệ tinh mới vào quỹ đạo bằng tên lửa Trường Chinh 6.

Đăng ngày: 13/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News