Dơi ma cà rồng tìm hút máu con mồi bằng cách nào?
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, dơi ma cà rồng sử dụng những bộ phận cảm biến nhiệt gần mũi cực kỳ nhạy cảm với nhiệt để phát hiện ra nguồn máu.
Bằng cách phân tích di truyền và biểu hiện của các cơ quan cảm nhiệt (thụ quan nhiệt) trong mũi dơi ăn quả và dơi ma cà rồng, các nhà nghiên cứu phát hiện thụ quan nhiệt của dơi ma cà rồng có ở mũi và miệng của nó khác với dơi ăn quả. Chúng cảm nhận sự thay đổi của nhiệt qua một hố đặc biệt trên khuôn mặt, có nhiều liên kết với não bộ của chúng.
Dơi ma cà rồng sử dụng thụ quan nhiệt gần mũi để tìm máu.
Thụ quan nhiệt của dơi ma cà rồng lại có thêm yếu tố nhạy cảm, do những thay đổi từ cấu trúc của nó. Những thay đổi này đến từ một bước trung gian trong việc sản xuất protein, chứ không phải là thay đổi di truyền theo kiểu đột biến, cho phép các con dơi vẫn thể hiện cảm nhận bình thường trong các phần còn lại của cơ thể.
“Dơi ma cà rồng đã thay đổi cấu trúc của một số bộ phận, cho phép nó nhận được tín hiệu nhiệt trong những cơ thể có máu lưu thông”, nhà nghiên cứu David Julius của Đại học California, San Francisco nói với LiveScience.
Cảm biến nhiệt đặc biệt cho phép dơi ma cà rồng phân biệt giữa các khu vực của da bao gồm các mạch máu ngon, nóng, ẩm ướt, và các khu vực có lông bảo vệ. Sau đó, nó sử dụng răng sắc như dao cạo cắn một vết hình vuông rộng khoảng 0,2 inch (5mm) ở da và hút máu mà không đánh thức con mồi đang ngủ.
Hầu hết các động vật cảm nhận nhiệt theo những cách rất giống nhau: các thụ quan phát hiện nhiệt độ cao hơn chủ yếu qua tiếp xúc.
Có thêm yếu tố nhạy cảm với nhiệt như dơi ma cà rồng thì chưa bao giờ thấy có ở động vật có vú, ngoại trừ trong một vài loài rắn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
