Đời sống tình dục đặc biệt của gấu trúc
Khó khăn trong việc giao phối của gấu trúc tự nhiên và nuôi nhốt lâu nay vẫn là điều khá bí ẩn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấu trúc phải khéo léo tới mức nào để có thể sinh ra thế hệ nối dõi.
>>> Gấu trúc Trung Quốc trở lại Anh sau 20 năm
Nghiên cứu đầu tiên tiết lộ khả năng sinh sản của gấu trúc đực cho thấy gấu trúc đực có khả năng thụ tinh cho gấu cái trong ít nhất 6 tháng mỗi năm, nhưng gấu cái chỉ sẵn sàng đón nhận trong 1 -3 ngày trong cả năm ròng. Không chỉ vì thời gian sẵn sàng giao phối quá ngắn của gấu cái, gấu đực cũng phải trải qua một hành trình tương đối gian nan.
“Để con đực có thể tìm con cái và thụ tinh thành công, chúng phải vượt qua những quãng đường rất xa qua những địa thế hiểm trở", Copper Aitken-Palmer, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Aitken-Palmer, bác sĩ thú y chính ở Viện sinh học bảo tồn Smithsonian (Mỹ), giải thích rằng mùa sinh sản của gấu cái kéo dài từ tháng 2 tới tháng 5 hằng năm. Trong thời gian này, mỗi con cái chỉ có 1 - 3 ngày có thể tiếp nhận tinh trùng từ con đực. Nghiên cứu trước đây đã nói tới điều này, nhưng bây giờ chúng ta mới biết điều gì diễn ra với gấu đực.
Trong suốt 3 năm, nhóm của Aitken-Palmer đánh giá những thay đổi tương quan theo mùa trong lượng hormone testosterone, mật độ tinh trùng, kích thước tinh hoàn, và hành vi tình dục của 8 gấu đực đang được nuôi tại Trạm nuôi gấu trúc Thành Đô của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng, sự sung sức giao phối của gấu đực thay đổi theo thời gian, và tinh trùng được sản sinh ra 3 - 5 tháng trước khi con cái sẵn sàng. Trong thời kỳ này, tinh hoàn của gấu đực to lên rất nhiều, và hành vi của chúng cũng thay đổi để tìm bạn tình.
“Gấu đực đoán biết rất tốt thái độ của gấu cái, nên chúng không giao phối ngoài thời kỳ gấu cái sẵn sàng", Rebecca Spindler, đồng tác giả của nghiên cứu, nói.
Dù giai đoạn sẵn sàng giao phối của gấu đực và gấu cái rất khác nhau, các nhà nghiên cứu tin rằng quá trình này giúp gấu tiết kiệm năng lượng tương đối hiệu quả, đảm bảo rằng con đực có đủ tinh trùng trong thời kỳ con cái có thể đón nhận. Những thay đổi về hormone dẫn tới thay đổi hành vi của gấu đực diễn ra trong nhiều tháng của năm. Đến mùa sinh sản, lượng hormone, hành vi và lượng tinh trùng của gấu đực giảm đi, nên khả năng sinh sản của chúng sẽ kết thúc vào tháng 6. Những thay đổi này giúp con đực giao phối thành công với càng nhiều con cái càng tốt, mà lại tiết kiệm năng lượng tiêu hao.
Mỗi năm gấu cái sinh 1-2 con, nên quá trình gia tăng số lượng gấu tự nhiên rất khó khăn và chậm chạp. Hiện nay chỉ chưa đến 1.600 gấu trúc lớn còn sót lại ở những vùng rừng thuộc miền trung Trung Quốc.
Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học ở Viện sinh học bảo tồn Smithsonian thực hiện cho thấy, đến năm 2080, môi trường sống của gấu trúc sẽ mất đi gần 10.000 dặm vuông do tác động của biến đổi khí hậu.
Hiện nay gấu trúc đang được nuôi nhốt ở một số nơi. Vườn thú của viện Smithsonian cũng đang nuôi hai gấu trúc Mei Xiang và Tian Tian. Năm nay, Mei Xiang vẫn chưa bước vào giai đoạn động dục.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi
Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.
