Dọn dẹp 'vùng chết' trên nóc nhà thế giới
20 vận động viên leo núi Nepal sẽ trèo lên đỉnh Everest trong tuần này để dọn dẹp những đống rác tồn tại vài thập kỷ ở nơi được coi là "khu vực tử thần".
Ngày nay núi Everest đã trở thành bãi rác cao nhất thế giới. Ảnh: blogspot.com.
Ngày nay, ngoài danh hiệu “nóc nhà thế giới”, đỉnh Everest còn được coi là bãi rác cao nhất hành tinh. Nhiều vận động viên leo núi bỏ lại lều, đồ đạc ở “khu vực tử thần” trong lúc xuống núi vì họ quá mệt khi tới chỗ đó.
Namgyal Sherpa, người từng leo núi Everest 7 lần, khẳng định chưa ai từng nảy ra ý định dọn rác ở độ cao trên 8.000 m – nơi được gọi là “khu vực tử thần” do thiếu oxy và địa hình hiểm trở. Vì thế Sherpa và các vận động viên leo núi quyết định thực hiện chiến dịch mang tên Extreme Everest Expedition 2010 để làm sạch ngọn núi cao nhất.
Reuters cho biết, Sherpa và nhóm của anh sẽ leo lên đỉnh Everest cùng với những ba lô rỗng và túi đặc biệt. Họ sẽ chống chọi với không khí loãng và nhiệt độ lạnh giá để nhặt lều rách, chai, dây thừng, vỏ đồ hộp và nhiều thứ khác nằm giữa đèo phía nam và đỉnh núi.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi dọn rác ở khu vực tử thần. Công việc này rất khó khăn và nguy hiểm. Trước kia rác bị vùi lấp bên dưới tuyết, nhưng giờ đây chúng lộ ra sau khi tuyết tan vì hiện tượng ấm lên toàn cầu. Rác gây nên vô số phiền toái cho người leo núi. Nhiều đống rác tồn tại từ năm 1953”, Sherpa nói.
Hơn 4.000 người từng trèo lên núi Everest. “Nóc nhà thế giới” đang tạo ra nguồn thu nhập quan trọng cho Nepal, một trong những nước nghèo nhất thế giới
Nhóm của Sherpa hy vọng họ sẽ mang xuống ít nhất 2.000 kg rác và thi thể của một nhà leo núi chết cách đây hai năm.
“Tôi từng nhìn thấy ba tử thi nằm ở khu vực tử thần trong nhiều năm. Chúng tôi sẽ đưa xác của một nhà leo núi người Thụy Sĩ chết vào năm 2008 xuống, vì gia đình người này đã đồng ý”, Sherpa nói.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
