Đóng băng vùng đất quanh nhà máy Fukushima

Ngày 30/3, Cơ quan quản lý hạt nhân (NRA) Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch đóng băng vùng đất quanh các lò phản ứng hư hại tại Fukushima.

Theo đó, NRA yêu cầu Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) bắt đầu vận hành bức tường làm lạnh để ngăn chặn các mạch nước ngầm xâm nhập vào các công trình bị nhiễm phóng xạ mức độ cao có thể dẫn tới việc rò rỉ phóng xạ.

Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch NRA Shunichi Tanaka cho biết ngoài mục đích ngăn lượng nước ngầm xâm nhập vào các công trình, chúng tôi còn muốn loại bỏ hết nước bên trong các tòa nhà bị nhiễm phóng xạ này.


Mô hình hệ thống tường làm lạnh vùng đất xung quanh các lò phản ứng từ số 1 tới số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. (Nguồn: Nuclear News).

"Tôi hy vọng kế hoạch này sẽ hiệu quả, tạo cơ sở cho các bước ngăn chặn rò rỉ phóng xạ tiếp theo trong tương lai", ông Tanaka bày tỏ kỳ vọng.

Tuy nhiên, ông Tanaka cũng cảnh báo việc lượng nước ngầm bên trong phạm vi bức tường bị giảm quá mức trong khi nước nhiễm xạ bị vây hãm có thể khiến nước nhiễm xạ thấm ra ngoài.

Tháng 6 năm 2014, Tepco đã bắt đầu triển khai xây dựng tường và thiết bị làm lạnh liên quan xung quanh các lò phản ứng từ số 1 tới số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Những lò phản ứng này đã bị tê liệt sau thảm họa kép động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011.

Vừa được hoàn thành trong tháng 2, hệ thống tường làm lạnh này dài 1,5km gồm những ống dung dịch làm đông lạnh phần đất bao quanh mặt phía Đông (giáp biển) và mặt phía Tây của 4 lò phản ứng.

Dự kiến, tiến trình này sẽ kéo dài 8 tháng và sẽ giúp làm giảm mạnh lượng nước ngầm nhiễm phóng xạ tích tụ tại đây từ khoảng 400 tấn hiện nay xuống còn khoảng 50 tấn. Để xây dựng hệ thống này, Chính phủ Nhật Bản đã tốn khoảng 35 tỷ Yen (gần 310 triệu USD).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News