Động đất 6,5 độ Richter ở Indonesia, ảnh hưởng cả Singapore
Một trận động đất mạnh 6,5 độ Richter xảy ra ở Indonesia sáng 2/6, chấn động lan sang cả Singapore.
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất mạnh 6,5 độ Richter có tâm chấn ở độ sâu 50km, cách thành phố Sungai Penuh trên đảo Sumatra chỉ 91km và cách thành phố Padang, thủ phủ đảo Sumatra khoảng 155km, Reuters ngày 2/6 đưa tin.
Bản đồ khu vực xảy ra trận động đất sáng ngày 2/6.
Cơ quan Địa chất, Khí tượng và Thủy văn Indonesia (BMKG) cho biết trận động đất xảy ra vào khoảng 5 giờ 56 phút sáng 2/6 và không có cảnh báo sóng thần.
Hiện chưa có báo cáo chính thức về thiệt hại sau trận động đất. Tuy nhiên, theo tờ The Straits Times, giới chức địa phương ghi nhận có hai người bị thương và 9 tòa nhà ở Tây Sumatra bị hư hại, hệ thống điện và thông tin liên lạc không ảnh hưởng.
Cũng theo The Straits Times, mặc dù cách tâm chấn hơn 500km nhưng Singapore cũng cảm nhận được chấn động của trận động đất này. Tuy nhiên người phát ngôn của Lực lượng phòng vệ nội địa Singapore cho biết cơ quan này không nhận được bất kỳ yêu cầu trợ giúp nào liên quan đến trận động đất.
Indonesia nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
