Động đất 7,2 độ Richter ở Indonesia

Một trận động đất 7,2 độ Richter đã xảy ra ở quần đảo Maluku, miền đông Indonesia rạng sáng nay 11/12. Tuy nhiên cơn địa chấn không gây ra nguy cơ sóng thần. Hiện cũng chưa có báo cáo thương vong hay thiệt hại đáng kể.


Rung chấn từ động đất ở Indonesia được cảm
nhận rất mạnh ở miền bắc nước Úc - (Ảnh: ABC)

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất có cường độ 7,2 độ Richter và xảy ra lúc gần 2h ngày 11/12 (giờ địa phương) ở độ sâu 155,2km dưới mặt nước biển. Tâm chấn của động đất cách thị trấn Ambon trên quần đảo Maluku 365km về hướng nam - đông nam. Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng và địa vật lý Indonesia ghi nhận trận động đất mạnh 7,4 độ Richter.

Một quan chức cơ quan này cho biết: "Chúng tôi không phát cảnh báo sóng thần". Tại những quận gần với tâm chấn như Bắc Halamahera và Morotai cảm nhận được rung lắc nhẹ. Indonesia cũng nằm trong vùng dễ bị xảy ra động đất và Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Người phát ngôn Trung tâm Quản lý thiên tai quốc gia Sutopo Purwo Nugroho cho biết hiện chưa có báo cáo nào về người bị thương hay nhà cửa bị hư hại trong cơn địa chấn.

Tuy nhiên, thành phố Darwin và Katherine ở phía bắc nước Úc lại cảm nhận được cơn động đất này mạnh mẽ, mặc dù ở cách địa điểm xảy ra động đất tới 600km. Các nhân viên làm ca đêm tại cơ quan thời tiết Darwin được sơ tán do tòa nhà bị rung lắc. Nhân viên trực dự báo thời tiết Angeline Prasad nói đây là cơn địa chấn mạnh nhất ở Darwin mà cô từng biết trong hơn 20 năm qua.

Người dân trên Darwin đều cảm nhận được sự rung chuyển mặc dù trận động đất xảy ra khi họ đang ngủ. Giảng viên Kevin McCue thuộc Đại học Central Queensland nói trận động đất lần này nên được xem là sự cảnh báo cho trận động đất mạnh hơn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News