Động đất 7,8 độ Richter ở ngoài khơi Indonesia

Sáng sớm ngày 7/4, một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra ngoài khơi phía Tây Bắc đảo Sumatra của Indonesia, kèm theo cảnh báo sóng thần, đã gây hoảng loạn trong dân chúng.

Cơ quan Thăm dò Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất xảy ra lúc 5 giờ 15 phút (giờ địa phương) ở độ sâu 46km, tâm chấn cách Sinabang, thuộc tỉnh Aceh 60km về phía Đông Nam.

Người dân Aceh cho biết động đất kéo dài khoảng một phút, mọi người hoảng loạn chạy về giữa đảo, nơi có địa hình cao hơn để đề phòng sóng thần. 

Người dân ở Banda Aceh ra khỏi nhà sau trận động đất ngày 7/4 vì lo sợ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý của Indonesia thông báo đã xảy ra 5 dư chấn, từ 5 độ đến 5,2 độ Richter, và có ít nhất 6 người bị thương trong trận động đất này.

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) tại Indonesia đã đưa ra cảnh báo sóng thần cục bộ ở khu vực bờ biển tỉnh Aceh, tuy nhiên một giờ sau đó đã dỡ bỏ cảnh báo này.

Tại Thái Lan, Trung tâm quốc gia cảnh báo thảm họa (NDWC) cũng đưa ra cảnh báo sóng thần và yêu cầu người dân rời khỏi khu vực bờ biển Andaman đến nơi an toàn hơn, nhưng sau đó cũng dỡ bỏ cảnh báo.

Cục khí tượng Malaysia cảnh báo sóng thần tại các khu vực biển các bang Perlis, Penang và Kedah. PTWC tại đảo Honolulu (Hawaii) cũng cảnh báo sóng thần.

Trận động đất khiến các nước trong khu vực nhớ lại thảm hoạ tháng 12/2004 sau trận động đất 9,3 độ Richter ở phía Bắc đảo Sumatra gây sóng thần làm hơn 220.000 người thiệt mạng ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan và chín quốc gia khác, trong đó có 168.000 người ở Indonesia và 5.400 người ở khu vực bờ biển Andaman.

Trong khi đó, tại Brazil, những trận mưa lớn chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua, kéo theo lở đất và lụt lội ở thành phố Rio de Janeiro từ ngày 5/4 đến nay đã làm ít nhất 95 người thiệt mạng, 40 người bị thương, nhiều người mất tích và hàng nghìn người mất nhà ở.

Đường sá ngập lụt, điện bị cắt, trường học đóng cửa... thành phố lớn thứ hai này của Brazil bị tê liệt hoàn toàn. Cơ quan cứu hộ cho biết con số thương vong sẽ tiếp tục tăng vì dự báo mưa lớn sẽ còn kéo dài.

Thị trưởng thành phố Rio de Janeiro, ông Eduador Paes cho biết khoảng 1.200 người đã mất nhà cửa và 10.000 ngôi nhà đang có nguy cơ sập, chủ yếu tại các khu ổ chuột, nơi có khoảng 1/5 dân số Rio sinh sống.

Tình hình thiên tai đang làm dấy lên lo ngại về các điều kiện của địa điểm đăng cai Cúp bóng đá thế giới 2014 và Đại hội thể thao Olympic 2016.

Tại Ecuador ngày 6/4, ít nhất hai người đã thiệt mạng và nhiều thị trấn bị ngập lụt sau những trận mưa lớn ở tỉnh Napo, miền Đông. Sông Napo đã tràn bờ, nhấn chìm một phần thành phố Tena.

Hơn một chục ngôi nhà bị phá hủy, một cây cầu bị sập, 10 quận của Tena và hai quận ở Archidon ngập trong nước. Hiện, công tác cứu hộ đang được tiến hành tại những khu vực bị ảnh hưởng.

Theo Chính phủ Ecuador, giữa tháng Một và tháng Hai vừa qua, mưa lớn đã làm ít 12 người thiệt mạng, phá hỏng 115 ngôi nhà và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 180 hộ gia đình./.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News