Động đất 7 độ ở Nhật, ít nhất 2 người thiệt mạng

Sáng hôm qua, một trận động đất mạnh 7 độ richter đã làm rung chuyển miền bắc Nhật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Được biết động đất đã gây lở đất và đánh sập một cây cầu.

Tuy nhiên, không có nguy cơ xảy ra sóng thần. Theo cơ quan khảo sát địa chấn của Mỹ, tâm chấn nằm ở quận Akita, cách bắc thành phố Sendai 100km và dưới độ sâu 10km.

Động đất đã làm rung chuyển các tòa nhà trong các thị trấn gần đó, và cả ở thủ đô Tokyo, cách nam Akita 390km. Sau trận động đất, tất cả các tàu cao tốc trong vùng đều tạm ngưng hoạt động và 29.000 hộ gia đình bị cắt điện.

Theo các nhà chức trách, hai nhà máy điện hạt nhân trong vùng không bị ảnh hưởng. Một trận động đất vào năm ngoái ở miền trung Nhật đã khiến rò rỉ một lượng phóng xạ nhỏ ở nhà máy hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa.

Được biết, các nhà địa chấn học đã phát được lệnh cảnh báo sớm ngay trước khi trận động đất xảy ra vào khoảng 8h45 sáng nay.

Hình ảnh trên đài truyền hình NHK của Nhật cho thấy các máy quay an ninh ở Sendai rung lên bần bật trong vòng khoảng 30 giây.

Sau đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Nobutaka Machimura tại Tokyo cho hay một người đã thiệt mạng vì lở đất ở thành phố Iwaki, thuộc quận Fukushima. Một người khác cũng thiệt mạng ở quận Iwate, gần tâm chấn, do người này bỏ chạy khỏi một tòa nhà và bị xe tải đâm. Ông cũng cho biết 1 trong số 8 người bị thương đang ở trong tình trạng nguy kịch.

Theo đài truyền hình Nhật, 4 người bị thương nặng ở sân bay tại Sendan, khi chiếc xe buýt chở họ bị chao đảo. Trẻ em và ít nhất 1 giáo viên cũng bị thương khi các tấm cửa kính ở một trung tâm chăm sóc trẻ em tại Oshu bị vỡ.

Một số hình ảnh sau vụ động đất:

Từ khóa liên quan:

môi trường

thảm hoạ

động đất

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News