Động đất California báo hiệu đại địa chấn San Andreas 150 năm 1 lần?

Trong nhiều năm, các nhà địa chất Mỹ đã cảnh báo về khả năng xảy ra động đất cực lớn dọc theo vết đứt gãy San Andreas cắt qua bang California (Mỹ) vì chu kỳ 150 năm của nó đã quá hạn.

Ngay sau trận động đất 6,4 độ làm rung chuyển miền nam California ngày 4-7, nhà làm phim Ava DuVernay, một cư dân Los Angeles, mô tả trên Twitter rằng đó là chấn động dài nhất bà từng trải qua.


Người dân kiểm tra một vết nứt sau trận động đất 6,4 độ hôm 4/7 gần Ridgecrest, California - (Ảnh: CNN).

"Lần đầu tiên tôi tự hỏi liệu đây có phải là nó không - địa chấn San Andreas?" - bà DuVernay viết. Nhưng đó chưa phải là hết, chỉ một ngày sau California lại tiếp tục rung chuyển bởi trận động đất khác lên đến 7,1 độ ritcher.

Cuối cùng, người ta thở phào vì cả 2 đều không phải cơn ác mộng đáng sợ nhất, nhưng với cư dân California nói riêng và dân Mỹ nói chung, sự kiện lần này là lời nhắc nhở bình yên có thể kết thúc vào bất cứ lúc nào.

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), động đất lớn thường hay xảy ra ở khu vực phía nam dọc theo đứt gãy San Andreas cứ mỗi 150 năm. Lần cuối cùng động đất lớn xảy ra là hồi năm 1857 (tức đã 162 năm), nên khả năng cao nó sẽ lặp lại trong những năm tới.

USGS nhận định do một trận động đất lớn 7,9 độ đã xảy ra ở San Francisco hồi năm 1906, nên khả năng nó xuất hiện ở miền bắc California là không cao.

Mấy ngày qua, các tờ báo ở Mỹ đồng loạt giật tít cảnh báo, Los Angeles Times: "Động đất ngày 4-7 sẽ không đẩy lùi San Andreas"; New York Times: "Lời cảnh báo rằng San Andreas đang rình rập"...

Tiến sĩ Lucy Jones, nhà địa chấn học thuộc Viện Công nghệ California, nhận xét động đất vừa qua không kích hoạt San Andreas nhanh hơn (vị trí chấn động nằm phía bắc của đứt gãy), nhưng chúng cũng không làm giảm khả năng nó xảy ra.

"Mỗi năm luôn có 2% xác suất đại địa chấn San Andreas xảy ra, hoặc tương đương 1/20.000 mỗi ngày. Dù xác suất không quá cao, các cư dân không nên để bị bất ngờ. Mọi người luôn cần chuẩn bị cho ngày đó" - bà Jones giải thích.

Cũng theo USGS, một sự kiện tầm cỡ như San Andreas thường sẽ bắt đầu bằng một giai đoạn gia tăng hoạt động địa chấn trong vài năm. Trong suốt 2 thập niên qua, miền nam California trải qua giai đoạn "rất yên lặng" cho đến tuần vừa rồi.

"Tiếp theo, chúng ta sẽ phải suy nghĩ về điều này nhiều hơn" - chuyên gia Jones bình luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News