Động đất gây cảnh báo sóng thần, chỉ số phóng xạ được điều chỉnh

Sáng nay, một trận động đất mạnh 6,5 độ richter lại làm rung chuyển phía đông, khiến Nhật phải ban bố cảnh báo sóng thần. Trước đó, giới chức quản lý nhà máy Fukushima I đã xin lỗi vì “đọc nhầm” hàm lượng phóng xạ tăng tới 10 triệu lần tại lò số 2.


Các giới chức nói họ chưa biết nước nhiễm xạ xuất phát từ đâu. Ảnh telegraph

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, động đất xảy ra lúc 7 giờ 23 phút sáng (giờ Nhật Bản), gần phía đông bờ biển Honshu, ở độ sâu 5,9km. Trong khi đó, cơ quan khí tượng Nhật cho biết, trận động đất có cường độ 6,1 richter.

Hiện chưa có thông tin về con số thiệt hại và thương vong về người, và cảnh báo sóng thần cao nửa mét có thể đổ vào tỉnh Miyagi được Cơ quan Khí tượng học Nhật Bản đưa ra trước đó đã được dỡ bỏ.

Trong khi đó, giới chức quản lý nhà máy hạt nhân bị tàn phá Fukushima I của Nhật xin lỗi đã "sơ suất" khi đưa thông báo hàm lượng phóng xạ tại một trong các lò phản ứng đã tăng 10 triệu lần so với mức thông thường.

Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) thông báo, độ phóng xạ đo được mới nhất tại nhà máy bị động đất và sóng thần tàn phá này cao gấp 100.000 lần mức bình thường, số này thấp hơn rất nhiều so với báo cáo trước đó trong ngày hôm qua.

Các chỉ số mới được đo chỉ vài giờ sau khi có báo cáo không chính xác nói rằng, mức phóng xạ cao gấp 10 triệu lần mức bình thường có thể chấp nhận được trong lượng nước tích đọng tại khu chứa tua-bin của lò phản ứng số hai tại nhà máy Fukushima I. Vì mức này quá cao nên người công nhân làm việc đọc chỉ số này đã phải rút lui trước khi khẳng định chỉ số đó bằng việc đo lại một lần nữa.

Một phát ngôn viên của Cơ quan giám sát hạt nhân của Nhật, ông Hidehiko Nishiyama, cho biết, mức phóng xạ ở các vũng nước gần lò số 2 được khẳng định ở mức 1.000 millisievert một giờ. “Đây là một con số vô cùng cao”, ông Nishiyama nói.

Nguy cơ bị ung thư diễn ra khi bị tiếp xúc với mức phóng xạ 100 millisieverst một năm.

Trước đó, cơ quan năng lượng nguyên tử của Nhật nói rằng, mức i ốt phóng xạ trong vùng biển gần nhà máy đã tăng trên mức bình thường 1.850 lần.

Các số đo sai lệch đã khiến các nhân viên phải chạy khỏi lò phản ứng nằm cách Tokyo 240 km về hướng Bắc, đồng thời càng cho thấy, những thử thách đầy áp lực đối với vài trăm công nhân đang chật vật vừa phải cung cấp thông tin chính xác cho dân chúng vừa phải nỗ lực tái khởi động hệ thống làm nguội của nhà máy. Trong một số trường hợp, các công nhân đã phải tiến hành các cuộc kiểm tra điện cực kỳ nhạy trong bóng tối, dưới các điều kiện được mô tả là hết sức khó khăn.

Các nỗ lực đang được tiến hành để tìm cách cho thoát nhiều vũng nước đọng có chứa lượng phóng xạ cao, tích lũy trong các tòa nhà chứa lò phản ứng, sau khi hai nhân viên phải nhập viện vì những vết bỏng do phóng xạ gây ra, sau khi bước chân vào một vũng nước bị nhiễm xạ.

Các giới chức nói, họ chưa biết nước nhiễm xạ xuất phát từ đâu.

Chánh văn phòng Nội Các Nhật Bản Yukio Edano, người phát ngôn chính của chính phủ Nhật Bản về tai họa hạt nhân, nói trên các chương trình truyền hình rằng nước nhiễm xạ “hầu như chắc chắn” đã rò rỉ từ lõi của lò phản ứng.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của LHQ (IAEA) đã cảnh báo vụ khủng hoảng này sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

Tính đến nay, con số tử vong trong thảm hoạ 11/3 đã vượt quá 10.000 người và hơn 17.440 người khác vẫn trong diện được xem là mất tích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News