Động đất gây rung lắc ở Tokyo

Một trận động đất mạnh 5,7 độ Richter xảy ra ở Nhật Bản hôm 25/2 làm các tòa nhà ở thủ đô Tokyo rung lắc, nhưng không kéo theo cảnh báo sóng thần.

Đài truyền hình NHK cho biết các tòa nhà ở Tokyo rung lắc trong khoảng nửa phút. Tuy nhiên, không có bất thường nào tại các nhà máy điện hạt nhân gần tâm chấn ở phía bắc Tokyo.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đo được trận động đất xảy ra lúc 16h23 (14h23 giờ Hà Nội) ở độ sâu 9km dưới lòng đất và tại địa điểm cách khu vực Maebashi 57km về phía đông đông bắc và cách Tokyo 143km về phía tây bắc.


Hình ảnh thể hiện những trận động đất trong hai
ngày gần đây ở Nhật Bản. (Đồ họa: Myforecast)

Takayuki Fukuda, một nhân viên sở cứu hỏa quận Tochigi, Tokyo, nơi gần tâm chấn, nói với AFP qua điện thoại rằng trận động đất làm rung chuyển thành phố. "Rung lắc liên tục kéo dài khoảng 10 giây. Các vật ở trên giá sách không rơi xuống và kính cửa sổ không bị vỡ. Cũng không có báo cáo nào về hỏa hoạn nhưng chúng tôi đang chuẩn bị để đi tuần khắp thành phố", ông nói.

Fukuda cũng cho biết theo báo cáo sơ bộ thì một bức tường trong thành phố bị sập, làm bị thương một số người. Một số chuyến tàu hỏa phải hoãn lại nhưng đã được khôi phục lại không lâu sau đó.

Nhật Bản thường xuyên hứng chịu các trận động đất mạnh khiến cơ sở hạ tầng nước này được thiết kế để chống chọi tốt với rung lắc, vì thế hạn chế được các thiệt hại so với những nước kém phát triển hơn.

Tuy nhiên, trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra trong lòng đại dương hôm 11/3/2011 gây nên cơn sóng thần kinh hoàng tấn công vào bờ biển phía đông bắc nước này, tàn phá các thành phố ven biển và làm gần 19.000 người thiệt mạng.

Trận động đất cũng dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau sự cố Chernobyl năm 1986, khi các cột sóng thần đánh sập hệ thống làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Thảm họa kể trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng vào các nhà máy điện hạt nhân, nơi sản xuất ra gần một phần ba sản lượng điện của toàn Nhật Bản.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News