Động đất kéo sập dinh tổng thống

Trận động đất lớn chưa từng có tại Haiti trong 200 năm đã làm rung chuyển toàn bộ quốc gia hôm qua, khiến nhiều tòa nhà bị sụp đổ trong đó có dinh tổng thống.

Một người kêu cứu dưới đống đổ nát sau động đất. Ảnh: Reuters.

AP cho hay xác người nằm la liệt trên đường phố, tiếng gào thét khắp nơi, gạch đá đổ ngổn ngang, bụi bao phủ mờ mịt, tạo nên một khung cảnh vô cùng hỗn loạn.

Trận động đất có cường độ 7 độ Richter xảy ra vào lúc 4h53 chiều 12/1 (giờ địa phương) và nhanh chóng kéo theo hai dư chấn với cường độ 5,9 và 5,5 độ Richter. Tâm chấn nằm cách thủ đô Port-au-Prince 15 km về phía tây nam và nằm ở độ sâu 8 km dưới mặt biển.

Các đường dây liên lạc bị cắt đứt, điện bị mất ở nhiều nơi khiến cho việc thống kê số thương vong sau thảm họa chưa thể thực hiện được. Sara Fajardo, phát ngôn viên của một tổ chức cứu trợ, nhận định "phải có đến hàng nghìn người thiệt mạng".

Các chuyên gia khí tượng cho đây là trận động đất lớn nhất kể từ năm 1770 tại vùng đất nay là Haiti. Năm 1946, một cơn địa chấn mạnh 8,1 độ Richter xảy ra ở Cộng hòa Dominica và cũng làm rung chuyển Haiti, kéo theo một cơn sóng thần giết chết 1.790 người.

Độ dữ dội của trận động đất lần này so với quy mô của thành phố Port-au-Prince sẽ rất dễ tạo nên một thảm kịch bi đát cả về số thương vong và thiệt hại vật chất, chuyên gia Tom Jordan thuộc Đại học Southern California nhận định. "Nó là một sát thủ thực sự", Jordan nói. "Khi mà một việc như thế này xảy ra, bạn chỉ còn cách hy vọng vào điều tốt nhất".

Sơ đồ tâm chấn của động đất. Ảnh: Reuters.

Hầu hết 9 triệu dân Haiti đều thuộc dạng nghèo đói, và sau nhiều năm bất ổn chính trị, quốc gia ở vùng biển Carribe này vẫn chưa có một quy chuẩn xây dựng nào. Vào tháng 11/2008, sau vụ một trường học bị sập ở Petionville, thủ hiến Port-au-Prince ước tính khoảng 60% các tòa nhà được xây dựng chóng vánh và không an toàn, dù trong điều kiện bình thường nhất.

Cộng hòa Dominica, cùng chung hòn đảo Espanola với Haiti, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gửi cứu trợ khẩn cấp tới Haiti. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tuyên bố nước Mỹ sẵn sàng giúp đỡ quốc gia láng giềng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News