Động đất là mối đe dọa nghiêm trọng với nhân loại

Động đất đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại, các nước cần hành động nghiêm túc để đối phó với mối đe dọa này.

Số liệu thống kê của Viện chiến lược quốc tế của Liên hợp quốc về giảm thảm họa (UNISDR) và Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ của các thảm họa (CRED) công bố ngày 18/1 cho thấy các trận động đất lớn đã tác động đến hàng triệu người và làm hàng chục nghìn người thiệt mạng trong năm 2010 và 2011. Riêng tại Haiti, trận động đất xảy ra dịp đầu năm 2010 đã làm 220.000 người thiệt mạng.

Năm 2011, trong tổng số 29.782 người trên thế giới bị chết trong 302 thảm họa đã có 20.943 người chết vì động đất, trong đó 19.846 người chết trong trận động đất ở Nhật Bản tháng 3/2011.

UNISDR lưu ý các thành phố trong các khu vực động đất cần tính đến nguy cơ động đất tái diễn cho dù nhiều năm qua chưa xảy ra các trận động đất lớn. Trận động đất ở Haiti diễn ra năm 2010 khi trong vòng 200 năm trước đó, nước này chưa bao giờ có động đất.

Nếu các thành phố lớn không chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với động đất, thiệt hại về người sẽ tăng cao trong tương lai. Đáng lưu ý là trong năm 2011, động đất và nhiều thảm họa khác xảy ra ở các nước có thu nhập cao và trung bình nên những nước này có nguồn tài lực đủ lớn để ngăn chặn và khắc phục thảm họa tốt hơn.

CRED đánh giá thiệt hại kinh tế do thảm họa xảy ra trong năm 2011 đã lên tới 366 tỷ USD so với mức 243 tỷ USD của năm 2005. Thảm họa thiên nhiên khác xảy ra trong năm 2011 gây thiệt hại lớn về người sau động đất là lũ lụt đã làm 5.000 người thiệt mạng, sau đó là bão đã làm chết 3.000 người. Nhiệt độ bất lợi đã làm chết 231 người, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14.731 người của 10 năm qua, từ năm 2001-2010.

Tổng cộng 206 triệu người trên toàn cầu bị tác động bởi 302 thảm hoạ tự nhiên được ghi nhận trong năm 2011, trong đó 106 triệu người bị tác động bởi lũ lụt, 60 triệu người bị tác động bởi hạn hán và 34 triệu người bị tác động bởi bão. Hơn 45% trong tổng số 302 thảm họa trên toàn cầu năm 2011 xảy ra ở châu Á.

Châu Á cũng chiếm tới 85% số người bị chết và bị tác động, 75% thiệt hại kinh tế bởi các thảm họa tự nhiên trên toàn cầu trong năm 2011. Châu Âu trong năm 2011 chỉ bị rất ít thảm họa tác động và số người chết hoặc bị tác động cũng như thiệt hại kinh tế bởi thảm họa cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1090.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News