Động đất làm 11 người thiệt mạng tại Bhutan
Một trận động đát mạnh 6,3 richter đã làm rung chuyển đất nước nằm trên dãy Himalaya Bhutan vào trưa ngày 21/9, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, phá hủy một tu viện cổ và khiến hàng trăm người bỏ chạy trong hoảng loạn. Ngoài ra, ít nhất 15 người khác bị thương.
Trận động đất mới đầu được thông báo ở Gauhati, thủ phủ bang Assam, đông bắc Ấn Độ. Nhưng tâm chấn lại nằm ở vùng miền đông thưa thớt dân cư của đất nước nhỏ bé Bhutan.
Bhutan là đất nước nằm tên dãy Himalya, bị “kẹp” giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Hầu hết lãnh thổ có dân cư sống thưa thớt, chỉ có đường đi bộ và không có điện, điện thoại.
“Chúng tôi đang cố gắng thu thập các thông tin để đánh giá thiệt hại”, Ugyen Tenzing, giám đốc quản lý thảm họa của Bhutan cho biết từ thủ đô Thimphu.
Ông cho biết ít nhất 7 người thiệt mạng khi nhà của họ ở các quận miền đông bị sập. Các nhân viên cứu hộ hiện đang tìm kiếm người sống sót bên dưới đống đổ nát của những ngôi nhà khác. Hầu hết các ngôi nhà trong khu vực đều là nhà nông trang nhỏ, xây dựng bằng tay từ bùn và đá.
4 công nhân xây dựng đường cao tốc của Ấn Độ cũng bị thiệt mạng vì tuyến đường họ đang thi công tại quận Samdrup Jhongkar của Bhutan bị sập. Quận này nằm giáp với Ấn Độ. Ngoài ra, ít nhất 15 người bị thương.
Tại quận Trashigang hơn 200 thầy tu theo đạo Phật và 100 quan chức địa phương đã buộc phải sơ tán khỏi một tu viện cổ, bị phá hủy trong trận động đất.
Nhiều thế kỷ nay, hầu hết Bhutan chịu sự cai trị của các tu viện và ngày nay nhiều tu viện này được dùng làm các văn phòng chính phủ.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay trận động đất mạnh 6,3 richter, có tâm chấn cách bắc Gauhati 125km và đông Thimphu 180km, dưới độ sâu 7,2km. Khu vực này vào năm 1950 và 1897 đã phải hứng chịu các trận động đất lớn . Trong các tuần gần đây, Assam liên tục rung chuyển bởi hàng loạt trận động đất nhỏ.
Trận động đất đã làm thủ đô của Bhutan rung chuyển trong giây lát. Ngoài ra, trận động đất còn cảm thấy ở Bangladesh và Lhasa, thủ phủ Tây Tạng. Tuy nhiên những khu vực này không bị thiệt hại gì.
Trong khi đó, sau 2h sáng nay, một trận động đất có cường độ 5,6 richter đã làm rung chuyển vùng tây bắc Myanmar, không gây thương vong, nhưng khiến các ngôi đền thờ đạo Phật được xây dựng từ thế kỷ 11 bị hư hại.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
