Động đất mạnh gây sóng thần ở Philippines

Một trận động đất mạnh 7,6 độ Richter làm rung chuyển khu vực ngoài khơi Phillipines, gây nên sóng thần ở bờ biển phía đông nước này.

Trận động đất mạnh có cường độ 7,6 độ Richter xảy ra lúc 20h47 theo giờ địa phương ngoài khơi Philippines, dưới độ sâu 34km, CNN dẫn lời Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết. Ban đầu, cường độ của cơn địa chấn được đánh giá là 7,9 độ Richter.

USGS cũng cho hay trận động đất xảy ra cách thành phố Sulangan trên đảo Samar gần bờ biển phía đông Philippines khoảng 139km.


Hình vẽ mô tả vị trí trận động đất. (Đồ họa: CNN)

Cảnh báo sóng thần ngay lập tức được phát đi tại một số vùng ở Indonesia, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Guam và các khu vực khác, Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) cho biết.

"Trận động đất cường độ như thế này có khả năng gây ra một cơn sóng thần đổ bộ vào các bờ biển gần tâm chấn chỉ trong vài phút hoặc những bờ biển xa hơn chỉ trong vài giờ", trung tâm này cho hay.

Theo AFP, một cơn sóng thần cao 16cm đã ập vào bờ biển Surigao ở phía đông Philippines, trong khi nhà chức trách địa phương lo ngại những con sóng cao hơn có thể sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, PTWC sau đó đã rút lại cảnh báo sóng thần ở Philippines và Indonesia.

Ít nhất một phụ nữ 60 tuổi thiệt mạng vì trận động đất, trong khi một bé gái 5 tuổi bị thương. Cả hai người này đều là nạn nhân của một vụ lở đất sau địa chấn tại thành phố Cagayan de Oro ở miền nam Philippines. Động đất xảy ra khi có mưa lớn nên đất dễ bị sụt lở hơn.

Philippines nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương. Đây là vành đai bao quanh đại dương lớn nhất thế giới với nhiều núi lửa đang hoạt động và các rãnh đại dương không ổn định. Hồi tháng hai, một cơn địa chấn mạnh 6,7 độ Richter xảy ra ở miền trung của Philippines kéo theo lở đất khiến hơn 100 người thiệt mạng và mất tích.

Có một đường đứt gãy địa chất chạy ngay phía dưới thủ đô Manila, một đại đô thị với hơn 12 triệu dân. Các nhà địa chấn học của chính phủ Philippines cảnh báo rằng Manila chưa sẵn sàng cho việc đối phó với một trận động đất lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News