Động đất mạnh kèm cảnh báo sóng thần tấn công Nhật Bản
Sáng sớm nay (23/6), miền đông bắc Nhật Bản lại rung chuyển bởi một trận động đất mới mạnh tới 6,7 độ richter, Cơ quan khảo sát khí tượng thủy văn Mỹ cho hay.
Trận động đất xảy ra vào khoảng 7h sáng ngày 23/6 (giờ địa phương - 4h sáng giờ HN) ngoài khơi Quận Iwate, đảo Honshu, cách thủ đô Tokyo khoảng 530 km về phía đông bắc. Tâm chấn của trận động đất này nằm tại chính vùng biển Thái Bình Dương, nơi xảy ra trận động đất mạnh 9 độ richter kéo theo sóng thần kinh hoàng ngày 11/3, làm hàng chục nghìn người thiệt mạng và mất tích.
(Ảnh: SMH)
Hãng tin Kyodo đưa tin, Cơ quan Khí tượng Thủy văn Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo sóng thần đối với Quận Iwate ngay sau khi trận động đất xảy ra. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết, nếu có sóng thần thì nó sẽ không có sức phá hủy lớn.
Hiện chưa có thông báo về số thương vong và thiệt mạng trong trận động đất mới nhất nói trên.
Người phát ngôn của Trung tâm Cảnh báo sóng thần Sakhalin cho biết, không có cảnh báo sóng thần đối với khu vực Cực Đông của Nga theo sau trận động đất.
Trận động đất mạnh 9 độ richter kéo theo sóng thần xảy ra ở bờ biển phía đông bắc Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 15.400 người và đẩy hàng trăm nghìn người vào cảnh mất nhà cửa. Bên cạnh đó, theo thống kê mới nhất được đưa ra ngày 10/6, hiện vẫn còn 8000 người đang mất tích sau thảm họa kép trên.
Chưa hết bàng hoàng trước những hậu quả của thảm họa kép, nước Nhật lại phải đối mặt thêm một cuộc khủng hoảng mới. Đó là khủng hoảng hạt nhân và rò rỉ phóng xạ gây ra do nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 bị một con sóng thần cao tới 14 mét tấn công.
Hiện nước Nhật vẫn đang oằn mình khắc phục hậu quả sóng thần và chính phủ Nhật đang nỗ lực hết sức để khắc sự cố trong nhà máy điện Fukushima số 1.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
