Động đất mạnh ở nam Thái Bình Dương chỉ gây sóng thần nhỏ
Một trận động đất mạnh 7,4 Richter xảy ra ngoài khơi phía nam Papua New Guinea, khiến giới chức phải phát cảnh báo sóng thần trong phạm vi tới 300 km. Tuy nhiên, chỉ có sóng thần cục bộ xuất hiện và cao dưới 1 m.
Động đất mạnh ở nam Thái Bình Dương
Trận động đất xảy ra vào 1h40 GMT ngày 5/5 ở khu vực cách thị trấn Kokopo, New Britain, 133 km về phía nam tây nam. Tâm chấn nằm ở độ sâu 63 km, AFP dẫn lời Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết. Một đợt dư chấn mạnh 5,9 độ Richter xảy ra ngay sau đó.
Vị trí tâm chấn. (Đồ họa: My Forecast.)
Một đợt sóng thần ước tính cao dưới 1 m xuất hiện ở cảng Rabaul, AP dẫn lời Chris McKee, trợ lý giám đốc tại Trạm giám sát Địa vật lý ở thủ đô Port Moresby, cho biết. Lũ lụt không xảy ra do sóng thần không vượt mức triều cao bình thường.
Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương ban đầu cho biết, "sóng thần nguy hiểm có thể xảy ra tại các bờ biển trong phạm vi 300 km kể từ tâm chấn", trong đó có bờ biển Indonesia và Australia nhưng sau đó cho biết nguy cơ này không lớn.
"Chúng tôi không dự đoán có tác động đặc biệt thảm khốc", Barry Hirshorn, nhà địa vật lý tại Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương, nói với Sky News. Sóng lớn nhất cũng chỉ cao "khoảng chừng 1 m".
Động đất làm khu vực Rabaul mất điện. Có thông tin về kiến trúc bị hư hại ở Kokopo như nứt tường nhưng không có người bị thương. Theo McKee, ngoài Rabaul, sóng bất thường không xuất hiện ở nơi khác. Những mối đe dọa đều ở mức tối thiểu như sóng cao không đến 30 cm.
Theo Mathew Moihoi, nhà địa chấn học tại Trạm quan sát Địa vật lý PNG, trận động đất nằm trong chuỗi hoạt động địa chất tại khu vực trong những tuần gần đây nhưng không gây thiệt hại lớn với cơ sở hạ tầng. "Một vài món đồ rơi khỏi giá để", ông nói.
Annette Sete, sống tại Kokopo, cho biết gần đây có nhiều đợt chấn động nhưng "trận động đất này lớn". "Trường học đóng cửa, trẻ em được đưa về nhà, đồ vật trong một số ngôi nhà bị đảo lộn. Đường dây điện bị đứt, cây đổ nhưng chưa có thông tin thương vong", bà Sete mô tả.
Zenia Lopez, nhân viên tại Khu nghỉ dưỡng Kokopo Village, kể lại cô cùng các đồng nghiệp đã tháo chạy ra ngoài khi động đất xảy ra. "Thật đáng sợ, chúng tôi đều chạy ra ngoài nhưng nơi này vẫn ổn, không có thiệt hại", Lopez nói.
Đường đi dự kiến của sóng thần. (Ảnh: Radio World)
New Britain, đảo lớn nhất trong quần đảo Bismarck, là phần đất liền phía đông Papa New Guinea với dân số khoảng nửa triệu người. Hòn đảo nằm trên đĩa kiến tạo Thái Bình Dương - Australia dài 4.000 km, hình thành một phần của "Vành đai Lửa". Đây là điểm nóng trong hoạt động địa chất do ma sát giữa các đĩa kiến tạo gây ra.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
