Động đất mạnh ở Trung Á, 14 người thiệt mạng

Một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra vào sáng sớm nay tại Trung Á làm ít nhất 14 người chết, gây nên cảnh hoảng loạn ở khắp nơi.

Trận động đất xảy ra lúc 1h35 với tâm chấn nằm ở độ sâu 9,2 km ở vùng Batken của Kyrgyzstan gần biên giới Uzbekistan, AFP dẫn thông báo của Cơ quan Địa chất Mỹ (USGS). Tuy nhiên, những thiệt hại lớn về người lại thuộc về nước láng giềng Uzbekistan.

Thành phố Fergana của Uzbekistan ở cách tâm chấn khoảng 42 km bị rung chuyển bởi trận động đất. Khoảng 200.000 người dân ở thành phố này đã có một trải nghiệm đáng sợ mà phần lớn trong số họ chưa từng trải qua.


Bản đồ khu vực xảy ra trận động đất 6,2 độ Richter ở Trung Á.
Đồ họa: Myforecast

"Trận động đất khiến một số tòa nhà cũ ở Fergana bị phá hủy", Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Uzbekistan thông báo. "Theo thông tin ban đầu, ít nhất 13 người đã thiệt mạng do hậu quả của các vụ sập nhà sau địa chấn. Khoảng 86 người được chăm sóc y tế tại chỗ, và 35 người khác được đưa tới các bệnh viện."

Người dân Fergana chưa hết hoảng loạn ở thời điểm gần một ngày sau trận động đất. "Người dân lo sợ và đổ ra các con phố. Cơn địa chấn chỉ kéo dài trong vài giây nhưng cũng đủ khiến trần nhà tôi bị nứt và sơn trên tường vẫn rơi lả tả cho đến giờ", Abdullah, một người dân của Fergana nói.

Sukhrob, một người dân khác, thì chia sẻ rằng dù các chấn động đã chấm dứt nhưng dân chúng ở thành phố vẫn sợ hãi và chưa dám trở lại nhà.

Thủ đô Tashkent của quốc gia Trung Á ở cách nơi xảy ra động đất khoảng 235 km vẫn cảm nhận được chấn động mạnh tới 5 độ Richter. Tổng thống Islam Karimov của nước này đã ra lệnh áp dụng mọi biện pháp để khắc phục hậu quả của thảm họa.

Trong khi đó, người dân ở thành phố Osh của nước láng giềng Kyrgyzstan cho hay cơn địa chấn gây nên tình trạng hỗn loạn ở đây. Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan ở cách Osh khoảng 300 km cũng cảm nhận rất rõ chấn động.

"Chúng tôi bị thức giấc bởi một tiếng động và những rung lắc mạnh trong khoảng 40 giây. Căn nhà bắt đầu rung bần bật", Albek Seitov, một công dân của thành phố Osh nói. "Chẳng khác nào một cơn ác mộng. Tôi và những người hàng xóm chạy ra phố. Tất cả đều sợ hãi và hoảng loạn." Seitov nói thêm rằng anh chưa thấy ngôi nhà nào bị phá hủy nhưng người dân vẫn ở ngoài phố vì sợ về nhà.

Một đội công tác đặc biệt của chính phủ Kyrgyzstan đã được phái tới vùng chịu ảnh hưởng của động đất sáng qua nhưng chưa xác nhận ca tử vong nào, ngoài thiệt hại vật chất là một số tòa nhà bị hư hại. "Các ngôi nhà không bị hư hại đáng kể lắm sau cơn địa chấn", Aslanbek Osomov, một quan chức Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Kyrgyzstan, cho biết.

Ngoài Uzbekistan và Kyrgyzstan, thành phố Khujand của nước Tajikistan cũng ghi nhận chấn động mạnh tới 6 độ Richter. Một người đàn ông đã thiệt mạng sau khi ngã xuống từ tầng hai do cố thoát ra bằng lối cửa sổ khi cơn địa chấn xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News