Động đất mạnh ở Tứ Xuyên, 152 người chết
Ít nhất 152 người thiệt mạng và 3.000 người bị thương trong trận động đất gần 7 độ Richter tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sáng hôm 20/4, 5 năm sau trận động đất kinh hoàng xảy ra tại chính vùng này.
Trận động đất xảy ra lúc 8h00 (7h00 giờ Hà Nội) ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, cách thủ phủ Thành Đô khoảng 100km. Trận động đất ở độ sâu 12km, khiến người dân phải chạy ra khỏi nhà để lánh nạn. Nhiều người còn mặc nguyên đồ ngủ. Các dư chấn liên tiếp xuất hiện sau trận động đất.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua thông báo con số người thiệt mạng được xác nhận là 152, hơn 3000 người bị thương và khoảng 10.000 người mất nhà cửa.
Hiện trường đổ nát vì trận động đất mạnh ở Tứ Xuyên sáng 20/4. (Ảnh: Sina Weibo)
Theo các thông số ban đầu trận động đất mạnh 7 độ Richter, tuy nhiên sau đó Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) điều chỉnh xuống còn 6,6 độ.
"Trận động đất ở thành phố Nhã An, huyện Lô Sơn, làm chết hoặc bị thương hàng trăm người", cơ quan quản lý động đất Tứ Xuyên thông báo trên trang web của chính phủ.
Theo USGS, nhiều khả năng có thương vong lớn và "thiệt hại lớn có thể xảy ra và thảm họa có thể sẽ lan rộng". "Những trận động đất lần trước ở mức độ này từng đòi hỏi sự ứng phó cấp quốc gia và quốc tế", USGS cho hay.
Rung chấn của trận động đất được cảm nhận ở tận thành phố Trùng Khánh, nơi sinh sống của 30 triệu dân, cách tâm chấn hàng trăm km. Xinhua đăng tải những bức ảnh người dân chạy ra khỏi những tòa nhà cao tầng sau khi cảm thấy rung chấn.
2.000 binh sĩ Trung Quốc đã được điều đến khu vực. Một người dân ở Thành Đô cho biết, ông ở tầng 13 và cảm thấy rung lắc trong khoảng 20 giây và nhìn thấy gạch ngói rơi xuống ở những ngôi nhà gần đó.
Ở trung tâm Trùng Khánh, một nhân chứng cho biết nhìn thấy các ngọn đèn chao đảo và nước trong bể cá sóng sánh. Những người dùng mạng xã hội Sina Weibo cho biết họ cảm thấy động đất ở những thành phố lân cận.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới hiện trường vụ động đất để động viên dân chúng và giám sát công tác cứu hộ vốn đang được tiến hành khẩn trương.
Cổng trường mẫu giáo Lô Sơn bị gãy đổ vì trận động đất. (Ảnh: Sina Weibo)
Năm 2008, tỉnh Tứ Xuyên hứng chịu một trong những trận động đất tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, làm 87.000 người chết và mất tích. Trận động đất năm đó xảy ra ở phía tây bắc của thành phố Thành Đô. Hàng nghìn nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên đã tới hiện trường để cứu trợ. Thủ tướng Trung Quốc khi đó, ông Ôn Gia Bảo, thậm chí đến tận nơi thăm hỏi.
Thảm họa động đất khi đó còn trải dài đến một phần các tỉnh lân cận là Thiểm Tây và Cam Túc. Tuy nhiên, điều khiến công chúng Trung Quốc tức giận sau trận động đất là việc phát hiện ra rất nhiều trường học và các công trình không chống chịu được động đất, gây nên nghi ngờ về tham nhũng và rút ruột công trình.
Động đất thường xuyên tấn công khu vực phía tây nam Trung Quốc. Khu vực tỉnh Vân Nam cũng hứng chịu trận lở đất hồi tháng 9 năm ngoái khiến 80 người thiệt mạng. Một trận động đất 5,5 độ Richter xảy ra ở đây trong tháng 6 làm 4 người chết, hơn 100 người bị thương.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
