Động đất mạnh Quảng Nam, thủy điện sẽ gây thảm họa
Các nhà khoa học xác định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng trên khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Động đất gia tăng với cường độ mạnh sẽ gây nguy hiểm cho cả nhà máy lẫn người dân vùng hạ lưu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất, trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam” do TS Phạm Văn Hùng làm chủ nhiệm, cho thấy khu vực xây dựng nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng hoạt động kiến tạo mạnh và gây ra hiện tượng trượt lở đất với cấp nguy hiểm rất cao (cấp 5).
GS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu khẳng định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trong khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Nếu động đất gia tăng và cấp độ mạnh sẽ gây ra nguy hiểm cho không chỉ nhà máy mà còn ảnh hưởng tới đời sống của dân cư. "Tình hình gia tăng động đất trong thời gian qua tại khu vực này là nguy hiểm và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc", ông Triều nhận định.
Động đất ở Quảng Nam gây sụt lún trên tuyến
đường từ Bắc Trà My đi Nam Trà My. (Ảnh: Trí Tín)
Từ đầu năm nay, người dân huyện Bắc Trà My, vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2, bắt đầu nghe thấy những tiếng nổ trong lòng đất. Tần xuất xuất hiện tiếng nổ ngày càng nhiều, to, dư chấn rộng. Vụ nổ to nhất xảy ra đêm 27/11 làm rung lắc một vùng trong bán kính 30km kể từ nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Dư chấn ảnh hưởng cả đến xã Trà Phong (Tây Trà, Quảng Ngãi).
Các nhà địa chấn xác định tiếng nổ do động đất hồ chứa (động đất kích thích) bởi ảnh hưởng của việc tích nước và biến động mực nước hồ.
Thủy điện Sông Tranh 2 có công suất nhỏ hơn thủy điện Hòa Bình, nhưng dung tích hồ chứa hơn 730 triệu m3 nước, nằm ở cao trình hơn 100m so với vùng hạ lưu. Do đó các chuyên gia lo ngại đập thủy điện vỡ sẽ gây thảm họa cho vùng hạ lưu. Dự báo sau khi công trình hồ thủy điện sông Tranh 2 ngăn đập, tích nước có thể gây ra động đất cực đại khoảng 5,5 độ richter.
Việc ngăn đập, tích nước lòng hồ thủy điện sông Tranh 2 là nguyên
nhân chính gây ra động đất kích thích ở Quảng Nam. (Ảnh: Trí Tín)
Dù nằm xa thủy điện Sông Tranh 2, song lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra hiện tượng đất rung chuyển ở xã Trà Phong. Chính quyền huyện Tây Trà được lệnh theo dõi sát diễn biến, lập kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có động đất mạnh. Tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 3.000 người bị ảnh hưởng bởi động đất ở Quảng Nam.
Theo tiến sĩ Cao Đình Triều, đới đứt gãy trong lòng địa chất từ huyện Bắc Trà My của Quảng Nam sang Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi). Đứt gãy này đang hoạt động mạnh nên chắc chắn ảnh hưởng đến địa bàn Quảng Ngãi.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
