Động đất Nhật làm suy yếu lực hút Trái đất
Trận động đất mạnh tới 9,0 độ richter tàn phá Nhật Bản hồi tháng 3 là trận động đất mạnh thứ năm trong lịch sử mà loài người từng ghi nhận được. Nó cũng làm thay đổi sự phân bố khối lượng của trái đất và ảnh hưởng đến trọng lực ở khu vực gần tâm chấn.
Diễn giải trên Christian Science Monitor, các nhà khoa học cho biết, bất cứ thứ gì có khối lượng cũng có một trọng lực để hút các vật thể khác về phía nó. Cường độ của trọng lực này phụ thuộc vào khối lượng của chủ thể. Do khối lượng của Trái đất không được phân bổ đồng đều tại mọi điểm nên một số khu vực sẽ có trọng lực lớn hơn những khu vực khác.
Nhà địa chấn học Bernd Weber, Đức chỉ tay vào vị trí đồ thị cho thấy mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng từ trận động đất hồi tháng 3 của Nhật
Để xác định xem trận động đất hồi tháng 3 đã làm biến dạng Trái đất tới mức nào, các nhà khoa học đã sử dụng chuỗi vệ tinh Thăm dò Khí hậu và Khôi phục Trọng lực (GRACE) để phân tích trọng lực tại khu vực Đông Bắc Á trước và sau khi xảy ra thảm họa.
Theo đó, trọng lực ở khu vực này đã giảm trung bình 2 phần triệu của Gal (viết tắt của Galileo, một đơn vị đo gia tốc. 1 Gal được định nghĩa là 1 cm/giây bình phương) do đã bào mỏng vỏ Trái đất. Để so sánh, cường độ của trọng lực tại bề mặt Trái đất trung bình là 980 gal.
“Chúng tôi cho rằng, thảm họa hồi tháng 3 không chỉ làm thay đổi đáng kể diện mạo trên mặt đất mà còn xáo trộn cả cấu trúc đất ngầm bên dưới Nhật Bản”, nhà địa chất học Koji Matsuo của Đại học Hokkaido phát biểu trên OurAmazingPlanet.
Chuỗi vệ tinh GRACE trước đây từng phát hiện được những thay đổi về trọng lực do các trận động đất 9,3 độ richter ở quần đảo Sumatra-Andaman (đây là trận động đất mạnh thứ ba từng được ghi nhận) và trận động đất 8,8 độ richter tấn công Chile năm 2010 (mạnh thứ tám từng được ghi nhận) gây ra. Chúng đã khiến cho trọng lực Trái đất ở 2 khu vực này bị suy giảm với mức độ tương đương với trận động đất Tohoku-Okia Nhật Bản.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
