Động đất Trung Quốc, chấn động Lào Cai

Một trận động đất mạnh 4,9 độ richter sáng sớm qua (22 - 5) ở miền Nam Trung Quốc đã gây chấn động một số vùng ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam như Lai Châu, Lào Cai.

Ghi nhận tại Trung tâm Cảnh báo Động đất & Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, cho biết, động đất xảy ra hồi 3 giờ 31 sáng 22-5, gần thị trấn Cát Cửu, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cách trạm đo địa chấn Sa Pa khoảng 100 km về phía bắc.

Đáng chú ý, động đất gây rung lắc và được nhận biết khá rõ ở một số địa phương của Việt Nam dù đấy là lúc nhiều người đang ngủ say. Bà Nguyễn Thị Ái Dung, cán bộ trạm Thuỷ văn Lào Cai, nói: “Tôi vừa thức giấc để chuẩn bị làm ca quan trắc thì thấy giường rung lắc khá mạnh”. Rất may rung lắc chỉ kéo dài khoảng 4-5 giây.

Chị Lê Hồng Diệp (tổ 5, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai), cho hay “Khi động đất xảy ra, cửa nhà phát ra tiếng động lạch cạch khá to khiến tôi thức giấc”. Những người ngủ ở tầng 2 trở lên của các nhà cao tầng tại thành phố Lào Cai cảm nhận được rung lắc mạnh hơn.


Dân xã Ý Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) sáng sớm qua cảm nhận rất rõ mặt đất rung lắc.
Ảnh: Lưu Minh Hải.

Trên quy mô toàn cầu, hôm qua ghi nhận được khoảng chục trận động đất mạnh từ 4 độ richter trở lên. Trước đó, ngày 10-3, cũng trên địa bàn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xảy ra một trận động đất mạnh 5,4 độ richter làm 26 người chết và 313 người bị thương. Từ đó đến nay, người ta ghi nhận được trên 1.000 dư chấn của trận động đất này.

Sau trận động đất kèm sóng thần mạnh 9,0 độ richter tại Nhật Bản, Việt Nam liên tiếp ghi nhận được các chấn động từ các trận động đất trong khu vực. Đáng chú ý nhất là chấn động ghi nhận được ở thủ đô Hà Nội và Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, từ trận động đất mạnh 7 độ richter ngày 24-3 ở vùng gần khu Tam Giác Vàng giáp ba nước Myanmar-Thailand-Lào. Tiếp đó là chấn động cũng tại Lào Cai từ trận động đất ngày 19-4 cũng từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Không chỉ chịu chấn động từ bên ngoài, kể từ trận đại động đất Nhật Bản, Việt Nam cũng liên tiếp ghi nhận nhiều trận động đất mạnh từ 3,5 độ richter trở lên. Chỉ riêng trên địa bàn các tỉnh tây bắc Sơn La – Lai Châu, từ nửa cuối tháng 4 đến nay, xảy ra không dưới 6 trận động đất mạnh từ 3,5 độ richter trở lên, mà gần đây nhất là trận mạnh 4,2 độ richter ngày 7-5.

Các trận động đất nêu trên chứng tỏ các đới đứt gãy ở vùng tây bắc nước ta đang hoạt động mạnh và không loại trừ khả năng xuất hiện chu kỳ động đất mới, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, Viện Vật lý Địa cầu, nhận định.

[#RelatedNews(213)#]

Loading...
TIN CŨ HƠN
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News