Động đất Trung Quốc là loại hiếm
Trận động đất lớn tàn phá Trung Quốc tháng trước là một dị thường địa chấn, các nhà khoa học thông báo trong một phân tích mới. Các đứt gãy gây ra thảm họa này hiếm khi rung động mạnh như vậy.
Hơn 69.000 người được xác nhận đã chết do chấn động mạnh 7.9 độ richter đánh vào tỉnh Tứ Xuyên chiều 12/5.
Trận động đất cũng gây ngạc nhiên cho giới khoa học. Các nhà địa chấn của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đang vận hành hệ thống 25 trạm theo dõi trong vùng hơn 1 năm qua đã không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy một rung động lớn như vậy có thể xảy ra.
"Không ai nghĩ rằng sẽ có một sự kiện địa chấn lớn như vậy trong vùng này. Trận động đất này là khá bất thường", Leigh Royden từ viện MIT cho biết.
Vùng xảy ra động đất có địa lý cực kỳ khác lạ, bởi ở biên giới giữa bồn trũng Tứ Xuyên về phía đông và Cao nguyên Tây Tạng về phía tây là các sườn rất dốc. Độ cao dâng lên đến hơn 3,5 km chỉ trên một khoảng cách 50 km.
Khu vực này nằm ở biên giới giữa mảng thạch quyển Ấn Độ và châu Á, nơi mà sự va chạm giữa hai mảng đã tạo ra dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng.
Theo nhóm nghiên cứu, lớp vỏ trái đất ở đây đang trượt đi nhanh về phía đông. Nhưng ở khu vực nơi có động đất xảy ra, nó bị mắc lại bởi một vật cản lớn - bồn trũng Tứ Xuyên. Vỏ trái đất và lớp quyển mềm bên dưới bồn trũng này dường như hình thành nên một nút tắc cứng, lạnh, khiến cho dòng chảy "bao lấy nút tắc". Sự chênh lệch độ cao lớn giữa bề mặt cao nguyên và bồn trũng Tứ Xuyên đã tích lũy sức căng, gây nên động đất.
Những sự cố tương tự chỉ xảy ra sau khoảng trung bình 2.000 đến 10.000 năm, nhóm nghiên cứu nói. Tuy nhiên họ cũng lưu ý vì động đất có thể xảy ra theo loạt, nên người dân nên đề phòng trước những động đất cỡ lớn khác có thể xảy ra.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
