Dòng suối bí ẩn nhất thế giới, luôn ngừng chảy sau mỗi 15 phút

Nằm ngay phía đông của thị trấn Afton, dưới chân một ngọn núi đá ở Wyoming, Mỹ, suối Intermittent Spring được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên bí ẩn nhất thế giới, khi cứ ngừng chảy sau mỗi 15 phút.

Từ một khe hở trên vách núi, một lượng lớn nước chảy xuống đã tạo thành một dòng suối nhỏ đẹp mắt. Tuy nhiên sau đó suối trở nên cạn kiệt trong khoảng 15 phút. Chu trình này sẽ được lặp đi lặp lại.

Dòng suối bí ẩn nhất thế giới, luôn ngừng chảy sau mỗi 15 phút
Suối Intermittent Spring. (Nguồn: odditycentral.com)

Mặc dù không hoàn toàn hiểu được lý do của dòng chảy không liên tục nhưng các nhà khoa học đã đưa ra được một giả thuyết khá thuyết phục để giải thích cho bí ẩn này.

Họ tin rằng nhịp điệu của dòng suối phụ thuộc vào hiệu ứng siphon, qua đó sẽ chảy và dừng ở những khoảng thời gian nhất định.

Về cơ bản, nước chảy liên tục vào một hang động dưới lòng đất nhưng phải đi qua một khe hẹp có điểm cao nhất nằm trên bề mặt dòng suối.

Khi mực nước đạt đến điểm cao đó, nó sẽ tạo ra hiệu ứng siphon. Nước được hút ra khỏi hang và tạo thành dòng chảy của suối.

Tuy nhiên sau khi chảy bớt, mực nước sẽ giảm xuống giúp không khí tràn vào và cắt đứt dòng chảy. Khi nước dâng lên, dòng chảy lại được khôi phục.

Giáo sư Kip Solomon, nhà thủy văn học tại Đại học Utah, cho biết: “Chúng tôi không thể nghĩ ra một lời giải thích nào khác vào lúc này. Hàm lượng khí trong nước suối hiện đã được kiểm tra tại Đại học Utah. Dữ liệu cho thấy nước đã tiếp xúc với không khí dưới lòng đất. Điều này càng khẳng định tính đúng đắn cho lời giải thích về lý thuyết siphon.”

Suối Afton được một người khai thác gỗ tình cờ phát hiện khi đang làm việc trong khu vực này. Trong khi đi lấy nước ngọt, anh nhận thấy rằng một nhánh suối tương đối lớn đột nhiên ngừng chảy và bắt đầu trở lại vài phút sau đó.

Việc chảy có nhịp điệu của dòng suối đặc biệt tại Wyoming này chỉ diễn ra liên tục từ cuối mùa Hè đến mùa Thu, khi mực nước ngầm thấp. Vì vậy, hãy lưu ý nếu bạn có kế hoạch khám phá kỳ quan thiên nhiên bí ẩn này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đảo mới xuất hiện trên biển Nhật Bản sau phun trào núi lửa

Đảo mới xuất hiện trên biển Nhật Bản sau phun trào núi lửa

Hòn đảo rộng một kilomet là kết quả của vụ phun trào núi lửa ngầm dưới biển và có thể tiếp tục phát triển trong tương lai.

Đăng ngày: 20/08/2021
Hòn đảo kinh dị nhất nước Anh, xương chất thành đống

Hòn đảo kinh dị nhất nước Anh, xương chất thành đống

Hòn đảo này nằm cách trung tâm London chỉ 40 dặm, nơi đây được ví như 'phim trường của một bộ phim kinh dị'.

Đăng ngày: 19/08/2021

"Tiên tri" cách đây 60 năm đã linh nghiệm: "Đại dịch" xuất hiện trên Trái đất, không vắc xin nào chữa được!

Liệu con người có kịp hành động để cứu chính mình khỏi bờ vực diệt vong?

Đăng ngày: 19/08/2021
Tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất trong 142 năm qua

Tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất trong 142 năm qua

" Tháng 7 thường là tháng nóng nhất trong năm trên thế giới, nhưng tháng 7-2021 đã trở thành tháng nóng nhất từng được ghi nhận từ trước tới nay" - ông Rick Spinrad, lãnh đạo NOAA, cho biết.

Đăng ngày: 18/08/2021
Bất ngờ phát hiện hang động mới ở Hà Giang

Bất ngờ phát hiện hang động mới ở Hà Giang

Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang vừa phát hiện một hang động mới, đó là hang Sán Tớ, nằm sát Quốc lộ 4C, cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc khoảng 5km, rất thuận lợi để du khách tham quan, trải nghiệm.

Đăng ngày: 17/08/2021
Tại sao Haiti phải hứng chịu những trận động đất có sức tàn phá khủng khiếp?

Tại sao Haiti phải hứng chịu những trận động đất có sức tàn phá khủng khiếp?

Các chuyên gia đã giải thích lý do Haiti phải hứng chịu các trận động đất kinh hoàng trong nhiều thế kỷ và tại sao chúng thường có sức tàn phá khủng khiếp như vậy.

Đăng ngày: 16/08/2021
Sản xuất nhiên liệu sinh học từ nước dùng mì ramen

Sản xuất nhiên liệu sinh học từ nước dùng mì ramen

Công ty vận tải Nishida Shoun có trụ sở tại tỉnh Fukuoka (Tây Nam Nhật Bản) đã phát triển một phương pháp độc đáo, nhằm tạo ra nhiên liệu sinh học từ nước dùng mì ramen.

Đăng ngày: 16/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News