Động thực vật ký sinh vượt trội kẻ ăn thịt ở các vùng cửa sông
Trong một nghiên cứu về các loài kí sinh sống tự do tại 3 cửa sông trên bờ biển Thái Bình Dương ở California và Baja California, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Santa Barbara, Khảo sát địa chất Hoa Kì và đại học Princeton mới đây đã xác định sinh khối ký sinh vật ở những môi trường sống nói trên đã bỏ xa những kẻ ăn thịt hàng đầu.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa sinh thái và y sinh lớn được công bố trên số ra ngày 24 tháng 7 trên tờ Nature.
Theo Armand Kuris - giáo sư nghiên cứu động vật học thuộc khoa Sinh thái, tiến hóa và sinh học biển (đại học California, Santa Barbara) đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, kết quả thu được có ảnh hưởng đối với vai trò của vật ký sinh trong hệ sinh thái mà chúng ta vẫn quan niệm. Từ góc độ sinh thái, vật kí sinh vừa đóng vai trò điều hòa, ngăn chặn các loài phát triển ưu thế về số lượng, vừa đóng vai trò báo cáo, chỉ thị cho tình trạng của một hệ sinh thái cụ thể. Lần đầu tiên, nghiên cứu đã cho thấy vật lý sinh có thể điều khiển dòng năng lượng của hệ sinh thái.
Kuris cho biết: “Tổng dòng năng lượng trong hệ sinh thái dựa trên các quá trình lây lan chắc chắn phải rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả những gì chúng ta mong đợi căn cứ vào sinh khối khổng lồ của vật kí sinh. Tôi cho rằng lượng năng lượng chi dùng cho việc sửa chữa mô tế bào vật chủ cũng như việc cung cấp bổ sung cũng rất lớn. Nghiên cứu của chúng tôi có ngụ ý rằng chúng ta nên dành nhiều sự quan tâm hơn cho vấn đề năng lượng học của bệnh tật”.
Sinh khối là lượng của các sinh vật sống trong một môi trường cụ thể. Sinh khối được thể hiện chính bằng khối lượng của các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích của các sinh vật trên một đơn vị thể tích của môi trường sống. Cho đến bây giờ, các nhà khoa học tin rằng do vật kí sinh có kích cỡ rất nhỏ bé, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi nên chúng tạo nên phần sinh khối nhỏ trong môi trường trong khi các sinh vật sống tự do như cá, chim và các loài ăn thịt khác lại tạo nên phần sinh khối chiếm đa số.
Các nhà nghiên cứu đã xác định sinh khối của loài kí sinh và loài sống tự do tại 3 cửa sông đồng thời chứng minh rằng vật kí sinh có phần sinh khối đáng kể trong 3 hệ sinh thái nói trên. Ryan Hechinger – nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa học biển (Đại học California, Santa Barbara) kiêm đồng tác giả chính của nghiên cứu – cho biết: “Vật kí sinh có sinh khối lớn bằng thậm chí còn lớn hơn các nhóm động vật quan trọng khác, như chim, cá và cua”.
Bahia San Quintín (Baja California, Mexico). (Ảnh: Kevin Lafferty) |
Lafferty cho biết: “Lý do chúng tôi muốn hoàn thiện nghiên cứu là vì có rất nhiều việc chúng tôi đã hoàn thấy cho chúng tôi thấy động thực vật ký sinh rất quan trọng trong hệ sinh thái. Nhưng chưa một ai nhìn nhận chúng dưới góc độ một quần thể nằm trong hệ sinh thái. Và cũng chưa một ai nhìn nhận động thực vật ký sinh với khối lượng của chúng bởi người ta luôn luôn cho rằng chúng hầu như không có trọng lượng. Hiện giờ chúng tôi đã biết điều đó là không đúng”.
Ông nhấn mạnh: “Ví dụ, tại một cửa sông số cân chim lại ít hơn số cân sán lá, cũng thuộc động vật ký sinh. Nếu bạn có thể quan sát sán lá bằng ống nhòm, có lẽ bạn sẽ không lo lắng việc quan sát chim”.
Hechinger nói: “Không ai tranh cãi việc bảo đảm phúc lợi con người để hiểu được hệ sinh thái họat động như thế nào có quan trọng hay không. Bằng cách nào chúng ta có thể hiểu được một việc nếu không tính đến các phần quan trọng của nó. Do nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng động thực vật kí sinh kiểm soát khối lượng sinh khối khổng lồ, chính vì thế các nghiên cứu trong tương lai sẽ không thể phớt lờ chúng”.
Theo Kuris, việc hiểu được tầm cỡ sinh khối của động thực vật ký sinh cũng như gánh nặng mà chúng đặt trên vai các loài vật chủ vốn có sẽ dẫn đến các chiến lược mới trong việc quản lý các bệnh truyền nhiễm. Các bản dự thảo điều trị của thể sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến việc nâng cao khả năng của vật chủ nhằm bảo vệ chúng trước các bệnh do động vật ký sinh gây ra đồng thời làm chậm lại tỉ lệ năng lượng mà động thực vật ký sinh cũng như mầm bệnh lấy đi.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
