Đồng tính luyến ái thời Ai Cập cổ đại

Thực tế, đồng tính luyến ái không hề xa lạ trong các nền văn minh đầu tiên được biết đến bởi nhân loại như Ai Cập cổ, quan trọng hơn điều này không được coi là lệch lạc.

Bất chấp vô số các ý kiến cho rằng thời Ai Cập cổ đại không tồn tại quan hệ đồng tính luyến ái trước Sodom và Gomorrah thì hàng loạt những bằng chứng lịch sử và văn học đã chứng minh điều ngược lại.

Người ta đã phát hiện rằng xã hội Ai Cập cổ đại đã quen thuộc với khái niệm đồng tính luyến ái và coi đó là một thực tiễn văn hóa, được biểu hiện bằng nhiều hiện vật và bằng chứng lịch sử. Trong số đó có các câu chuyện huyền thoại, như cuộc đấu giữa thần Horus và thần Set, hay các hiện vật như những cuộn giấy papyrus còn sót lại, các bức tượng, ngôi mộ thuộc về các triều đại Ai Cập khác nhau.

Cho phép đồng tính nữ, nghiêm cấm ngoại tình


Đồng tính nữ được thừa nhận vào thời Ai Cập cổ - (ẢNH: raseef22).

Đồng tính nữ được thừa nhận tại Ai Cập cổ đại mặc dù những bằng chứng về việc này là rất ít. Một số nhà khảo cổ gợi ý rằng có những biểu tượng tình dục trong một số cảnh mô tả phụ nữ ôm nhau, trong khi một số khác mô tả rõ ràng những cảnh thân mật, đặc biệt là các hiện vật từ thời Amarna. Tuy nhiên trong phần lớn các nghệ thuật Ai Cập cổ đại, rất khó để phân biệt nam giới và nữ giới.

Một đoạn trong “Cuốn sách của cái chết” được viết bởi một nữ tác giả từ năm 970 TCN có viết: “Tôi chưa bao giờ quan hệ tình dục với một người phụ nữ trong đền thờ”. Điều này cho thấy Ai Cập cổ dành nhiều sự khoan dung đối với chủ nghĩa đồng tính nữ hơn là đối với đồng tính luyến ái nam. Tuy nhiên, đoạn văn đặc biệt này không hề đề cập đến việc cấm đoán đồng tính luyến ái hay khinh thường đối với những người đồng tính. Thay vào đó, nó đề cập đến quan hệ đồng tính luyến ái (lesbian) trong đền thờ, nơi mà lúc đó là địa điểm tổ chức các lễ hội phổ biến và chứng kiến các hành vi tình dục giữa nam và nữ, đặc biệt là gái mại dâm đền.

Chủ nghĩa đồng tính cũng được đề cập trong cuốn “Sách Ước mơ”, có niên đại từ những triều đại sau này. Một tờ giấy sáp Carlsberg mô tả một người phụ nữ khiển trách một người phụ nữ khác vì đã mơ thấy mối quan hệ tình dục với một phụ nữ đã lập gia đình. Các nguồn khác nhau, bao gồm cả nhà Ai Cập học Cassia Spakoksa, chỉ ra ý tưởng rằng văn bản này chỉ cấm và lên án việc ngoại tình, chứ không phải đồng tính nữ nói chung. Điều đó cho thấy chủ nghĩa đồng tính có thể đã được chấp nhận trong một mức độ nào đó tại xã hội Ai Cập cổ đại.

Đồng tính luyến ái giữa các vị thần


Nhiều hiện vật cho thấy hai vị thần Ai Cập cổ Set và Horus đã có quan hệ tình dục đồng giới - (ẢNH: raseef22).

Những câu chuyện về thần thoại Ai Cập cổ đại bao gồm cuộc xung đột giữa Osiris - vị thần của thế giới bên kia và biểu tượng của cái tốt, cùng với anh trai Set – vị thần của sa mạc, bão, bạo lực và hỗn loạn. Osiris và Set được cho là con của nữ thần bầu trời Nut và thần đất Geb.

Sau khi Set giết Osiris, cuộc đấu tranh giữa hai người anh em, hai vị thần tượng trưng cho điều thiện và điều ác được truyền lại cho con trai của Osiris, Horus. Horus được sinh ra giữa Osiris và người chị cũng là người vợ của mình, Isis - nữ thần của sức khoẻ, hôn nhân và trí tuệ. Sau cái chết của Osiris với sự hỗ trợ của mẹ là thần Isis, Horus thề sẽ giết chú mình là thần Set để trả thù cho cha.

Trong nghiên cứu về tình dục ở Ai Cập cổ đại, nhà nghiên cứu khảo cổ học Mohamed Gamal cho biết rằng trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh, Set đã lên kế hoạch làm nhục Horus bằng cách quan hệ tình dục với anh ta, sau đó bêu rếu Horus ở trước của tòa án thần thánh. Thực tế, nhiều hiện vật cũng khẳng định rằng hai vị thần này đã có quan hệ tình dục đồng giới. Trong một vài cuộn giấy Papyrus có ghi chép lại những lời ca ngợi của Set dành cho “phía sau” của Horus.

Bộ đôi đồng tính đầu tiên được ghi lại


Hai người phục vụ hoàng gia vừa là anh em vừa là người tình - (ẢNH: Ancient-origins).

Trong triều đại thứ năm (khoảng 2400 năm TCN), hai người phục vụ hoàng gia là Niankhkhnum và Khnumhotep đã được biết đến là anh em và cũng là người tình. Đó là hai người thợ làm móng tay cho hoàng gia trong Cung điện của vua Nyuserre Ini. Tên của họ được viết cạnh nhau bằng chữ tượng hình trên ngôi mộ được tìm thấy vào năm 1964 (nơi họ được chôn cùng nhau) với ý nghĩa "người tình trong trần thế và trong thế giới bên kia". Điều ngạc nhiên ở đây là Niankhkhnum đã từng có vợ. Một số hình ảnh về vợ của Niankhkhnum đã được vẽ trên ngôi mộ nhưng đã bị xóa đi. Một số bức khác thì Khnumhotep được vẽ ở vị trí người vợ.

Một số nhà Ai Cập học và các nhà khảo cổ học tin rằng họ là bộ đôi đồng tính đầu tiên được lịch sử ghi lại. Do đó ta có thể kết luận rằng văn hoá vào thời đó không ngăn cản quan hệ đồng tính.

Đồng tính luyến ái dưới thời Pharaoh


Xã hội Ai Cập cổ đại khinh miệt những người đóng vai "yếu" trong mối quan hệ đồng tính - (ẢNH: raseef22).

Mặc dù các bằng chứng cho thấy rằng xã hội Ai Cập cổ đại phần lớn chấp nhận đồng tính nam, tuy nhiên, người đóng vai “yếu” trong mối quan hệ này được coi là thấp kém, trong khi người đóng vai “mạnh” lại được ca ngợi vì sự mạnh mẽ của anh ta.

Trong huyền thoại của Horus và Set, Horus không quan tâm đến việc từ chối mối quan hệ với chú mình, nhưng lại phủ nhận rằng mình là người đóng vai “yếu”.

Cùng với dòng chảy của thời gian và những thay đổi trong tư tưởng và niềm tin, thái độ khinh thị đối với những người đóng vai “yếu” trong một mối quan hệ đồng tính ngày càng lớn. Dần dần, người Ai Cập cổ đại đã bắt đầu sử dụng các cụm từ đồng tính trong những lời phỉ báng và đùa cợt của họ.

Mohamed Gamal nêu quan điểm ủng hộ cho giả thuyết này: “Trong xã hội Ai Cập đương đại, trong giới thanh thiếu niên nhất định, nó không phải là đáng xấu hổ nếu như phải thừa nhận có tham gia vào một mối quan hệ tình dục đồng giới, miễn là bạn là người chiếm thế thượng phong".

Ông theo dõi những thay đổi này trong hệ tư tưởng với thực tế rằng Ai Cập là trung tâm của một đế quốc rộng lớn, qua đó tiếp xúc với một số nền văn minh và văn hoá khác nhau mà có thể có sự "coi thường đồng tính luyến ái và từ đó gây ảnh hưởng đến văn hoá Ai Cập". Điều này tất nhiên cùng với sự xuất hiện của các tín ngưỡng Ápraham – tín ngưỡng cấm tình dục đồng giới.

Tuy nhiên, bất chấp các bằng chứng tồn tại của mối quan hệ đồng tính luyến ái, lịch sử Ai Cập cổ đại thường bị bóp méo để phản ánh văn hoá và phong tục của xã hội Ai Cập hoặc Ả Rập đương đại. Trong thực tế nhiều giáo sư lịch sử hay nhà khảo cổ học coi đó là sự sỉ nhục đối với lịch sử và cố gắng chối bỏ nó. Vì vậy những nguồn tin về những bằng chứng văn học hay hiện vật về đồng tính luyến ái thời Ai Cập cổ đại khá khan hiếm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất