Động vật có mãn kinh giống người?

Trong vương quốc động vật có đầy rẫy những chiến lược sinh sản lạ lùng, nhưng khi nhắc đến vấn đề mãn kinh, con người thuộc nhóm kỳ dị nhất.

Chỉ duy nhất 3 loài trên hành tinh - con người, cá heo sát thủ và cá heo hoa tiêu - có các cá thể cái thường ngưng sinh sản nhiều năm trước khi kết thúc cuộc sống của mình. Chẳng hạn như ở loài người, thời kỳ sau mãn kinh chiếm gần 1/3 tuổi thọ của phụ nữ.

Khả năng sinh sản của nhiều loài động vật trở nên kém đi theo thời gian và tuổi tác. Ví dụ, các con tinh tinh cái bắt đầu trải qua thời kỳ suy giảm khả năng sinh sản từ ngoài tuổi 30 cho tới khi khả năng này xuống tới mức bằng 0 quanh tuổi 45.

Theo Virpi Lummaa - nhà sinh vật học tiến hóa thuộc Đại học Sheffield (Anh), điều tạo nên sự khác biệt cho con người và 2 loài cá heo sát thủ cũng như cá heo hoa tiêu là các cá thể cái trong 3 loài này vẫn tiếp tục sống rất lâu sau khi mãn kinh, trong khi những con cái thuộc loài tinh tinh và các động vật khác hiếm khi sống sót qua thời điểm mà buồng trứng của chúng cạn kiệt hoàn toàn, ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt.

Động vật có mãn kinh giống người?

Các con cá heo sát thủ cái bước vào thời kỳ mãn kinh trước 50 tuổi, nhưng có thể sống tới 90 tuổi. Trong khi đó, cá heo hoa tiêu ngưng sinh sản lúc được khoảng 36 tuổi và có thể sống thọ 65 năm.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao chẳng có mấy loài trải qua thời kỳ mãn kinh? Một số nhà nghiên cứu tin rằng, câu trả lời nằm ở cấu trúc gia đình đặc trưng ở loài người và 2 loài cá heo.

Con người, cá heo sát thủ và cá heo hoa tiêu trở nên gắn bó về mặt di truyền hơn với những cá thể mình sống cùng khi có tuổi. Cụ thể ở người, phụ nữ theo truyền thống sẽ rời bỏ gia đình của bố mẹ đẻ để gia nhập gia đình nhà chồng. Ban đầu, họ không gắn bó về mặt di truyền với gia đình chồng, nhưng khi họ có tuổi và con cái bắt đầu sinh đẻ, họ trở nên gắn kết chặt chẽ hơn, về mặt di truyền, với những người xung quanh mình.

Hoàn cảnh như vậy có thể tạo ra thiên hướng ngưng sinh đẻ để hỗ trợ các thế hệ trẻ hơn cùng dòng máu thực hiện thiên chức làm bố, làm mẹ - một mẫu hình trợ giúp về cuối đời mà các nhà nghiên cứu gọi là giả thuyết về người bà.

Dẫu vậy, các chuyên gia khác tin rằng, người mẹ bắt đầu thời kỳ mãn kinh khi con gái họ bước vào độ tuổi sinh đẻ nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm tài nguyên, chẳng hạn như thực phẩm và đối với người hiện đại là tiền.

“Nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà không thể cùng sinh đẻ thành công khi các nguồn tài nguyên khan hiếm”, nhà sinh vật học tiến hóa Lummaa nhấn mạnh trên Live Science.

Với tên gọi “giả thuyết xung đột sinh sản”, một số nhà nghiên cứu nhắc tới hiện tượng trên như giả thuyết “Bố của cô dâu 2”, vì nó tương tự như tình huống trớ trêu trong bộ phim cùng tên năm 1995, trong đó nhân vật nam Steve Martin rơi vào cảnh bi hài khi cả vợ và con gái mang bầu cùng lúc.

Tuy nhiên, chuyên gia Lummaa thừa nhận, tất cả mới chỉ là phỏng đoán và căn nguyên chính xác cho hiện tượng mãn kinh ở người và cá heo có thể vẫn mãi là một bí ẩn đối với khoa học. Hiện gần như không có bằng chứng khảo cổ học cho thấy quá trình tiến hóa của hiện tượng này. Con người chưa từng phát hiện bất kỳ dấu vết nào về sự mãn kinh trong các hóa thạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News