Động vật giáp xác bắt đầu ăn nhựa tổng hợp
Tại bàn ăn của chúng ta, sớm hay muộn sẽ có các hải sản nhồi các vi phân tử nhựa độc hại. Chế độ ăn của sinh vật biển đã thay đổi – tôm cá bắt đầu phải hấp thụ các vi hạt vật chất hầu như không tiêu từ nhựa tổng hợp. Đó là cảnh báo của các nhà khoa học Nga và Mỹ sau cuộc điều tra động vật chung ở Thái Bình Dương.
Hệ sinh thái các đại dương đã thay đổi đáng kể, các nhà khoa học từ Viện Hải dương Scripps (California) và Viện Hải dương học của Nga mang tên Shirshov (Moscow) khẳng định. Trong một dự án chung, họ nghiên cứu tình trạng của các loài động vật Thái Bình Dương trong những khu vực ô nhiễm nhất - ví dụ, ở Bắc Thái Bình Dương hiện nay. Hóa ra, các nạn nhân chính của thói vô trách nhiệm của con người là động vật giáp xác - mực, tôm hùm và hàu. Dĩ nhiên, khi ăn các hải sản này, con người có thể bị ảnh hưởng, các nhà khoa học cảnh báo.
Ảnh: inazumanews2.com
Các nhà hải dương học phát hiện ra rằng thực đơn của động vật giáp xác trở nên hoàn toàn khác. Chúng thường ăn sinh vật phù du và ấu trùng nhỏ. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ít nhất một phần ba số cá nhân đó hấp thụ vi phân tử nhựa lơ lửng trong nước giống như sinh vật phù du. Đó là hành vi bất thường của động vật giáp xác. Theo quy luật, chúng lọc nước biển và hấp thụ các hạt hữu cơ, nhà hải dương học Pavel Belov tham gia dự án nhận xét. “Đột nhiên xuất hiện loại mực ăn tạp và tôm hùm là sự thay đổi nghiêm trọng của hệ sinh thái đại dương, ông nói. Trước đây người ta cho rằng chỉ rùa, cá và gia cầm mới nuốt phân tử nhựa".
Từ số 385 mẫu tôm cua đánh bắt được có 130 con đã phải nuốt từ 2-5 phân tử nhựa. "Các động vật đã ăn rác thải mà theo phân tích hóa học có chứa độc tố" – ông Belov nói. Có những con mực phàm ăn nhất ngay lập tức nuốt tới 30 vi hạt nhựa."Nếu người ăn phải con mực như vậy thì không thể tránh khỏi ngộ độc" - nhà hải dương học cảnh báo.
Rõ ràng là sự thay đổi này diễn ra trong chế độ ăn uống của động vật giáp xác sẽ ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển khác. Chất dẻo thuộc loại nguyên liệu khó tan hủy. Theo chuỗi thức ăn, quá trình này sẽ đi từ mực đến cá lớn và động vật biển khác. Theo nghĩa đen, có ngày hệ động vật Thái Bình Dương sẽ pha trộn với nhựa tổng hợp, đồng tác giả nghiên cứu Miriam Fildshteyn cho biết.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.
