Động vật móng guốc tại châu Phi sợ nhất loài săn mồi nào?

Đồng cỏ là môi trường khá thoáng đãng với hệ thực vật chủ yếu là những cây cỏ, do đó, nó không có nhiều nơi ẩn nấp như những khu rừng mưa nhiệt đới. Tuy nhiên đây lại là môi trường sống của rất nhiều loài động vật cả những kẻ săn mồi và loài bị săn mồi.

Khi một con linh dương Impala dừng lại ở một cái vũng để uống nước, nó đã luôn đề phòng những kẻ săn mồi quanh. Vì vậy, khi nghe thấy tiếng sư tử gầm gừ, chúng dường như ngay lập tức lao đi chỗ khác để đảm bảo an toàn. Nhưng thay vào đó, nếu nó nghe thấy tiếng báo gêpa nó vẫn sẽ tiếp tục uống nước, và cảm thấy không bị quấy rầy bởi kẻ săn mồi tiềm năng gần đó.


Các loài động vật móng gốc sẽ chạy trốn khỏi sư tử thường xuyên nhất.

Nhiều động vật móng guốc Nam Phi, hoặc động vật có móng, có các phản ứng gây sợ hãi khác nhau tùy thuộc vào loài động vật ăn thịt nào ở gần đó. Đó là phát hiện quan trọng của một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Behavioral Ecology, trong đó các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các loài động vật móng gốc sẽ chạy trốn khỏi sư tử thường xuyên nhất, tiếp theo là chó hoang châu Phi và sau đó là báo gêpa.

Theo Liana Zanette, đồng tác giả của nghiên cứu và nhà sinh thái học động vật hoang dã tại Đại học Western của Canada, "hệ thống cấp bậc của nỗi sợ hãi" này rất quan trọng vì nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong hành vi của kẻ săn mồi và có thể gây ra những ảnh hưởng lan tỏa khắp hệ sinh thái.

"Bạn có thể thấy rằng nếu chúng có những phản ứng sợ hãi khác nhau, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hành vi kiếm ăn của chúng", Zanette nói. Cô ấy nói thêm rằng, "điều này sau đó có thể ảnh hưởng đến số lượng quần thể của con mồi và ảnh hưởng đến thức ăn của chúng sâu hơn trong chuỗi thức ăn".


 Con mồi có thể sợ nhất những kẻ săn mồi với khả năng giết chúng cao nhất

Để kiểm tra phản ứng sợ hãi của động vật móng guốc đối với các động vật ăn thịt khác nhau, trước tiên, các nhà khoa học đã thu thập các bản ghi âm tiếng gầm của sư tử, báo gêpa và chó hoang Châu Phi, cũng như tiếng kêu của chim để sử dụng như một phương pháp kiểm soát sự sợ hãi. Họ sử dụng những âm thanh tầm ngắn như gầm gừ để có thể mô phỏng một kẻ săn mồi đang ở gần.

Sau đó, họ phát những âm thanh này cho động vật hoang dã bằng cách sử dụng một chiếc loa kết nối với bẫy ảnh. Khi camera phát hiện một con vật di chuyển gần đó, nó sẽ bắt đầu quay video và sau đó kích hoạt loa để phát âm thanh của kẻ săn mồi.

Các nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống camera và loa tại 14 địa điểm khác nhau và để chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm trong vài tuần vào tháng 7/2017.

Các nhà khoa học đã đưa ra ba giả thuyết về cách các động vật móng guốc sẽ phản ứng với từng kẻ săn mồi.

Sau khi thu thập hàng trăm video về những con vật bị giật mình trong quá trình thử nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu đã xem qua chúng và nhận thấy kết quả phù hợp với giả thuyết thứ ba. "Đó thực sự là một thứ bậc sợ hãi vì động vật sợ nhất là sư tử", Zanette nói, "đứng ở vị trí thứ hai là chó hoang, theo sau là báo gêpa".


Nghe thấy tiếng sư tử gầm, linh dương Impala lập tức chạy đi.

Những con vật bị bắt gặp thường xuyên nhất trên máy quay là linh dương Impala, điều này cho thấy rõ thứ bậc của nỗi sợ hãi này. Nhưng Zanette giải thích rằng sư tử không thực sự săn đuổi linh dương Impala thường xuyên. Thay vào đó, linh dương impala có nhiều khả năng bị tấn công và ăn thịt bởi một chó hoang hoặc báo gêpa.

Zanette nói: "Mặc dù linh dương impala phải là con mồi chính của sư tử, nhưng chúng vẫn sợ sư tử nhất, chúng tôi nghĩ điều này là do xác suất săn mồi thành công, một khi sư tử quyết định săn đuổi chúng thì tỷ lệ tử vong đối với linh dương là khá cao", Zanette nói.


Kẻ săn mồi với các hành vi săn mồi khác nhau cũng có thể kích hoạt các kiểu phản ứng khác nhau ở con mồi của nó.

Elizabeth le Roux, một nhà sinh thái học động vật có vú lớn tại Đại học Aarhus, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết những kẻ săn mồi với các hành vi săn mồi khác nhau cũng có thể kích hoạt các kiểu phản ứng khác nhau ở con mồi của chúng. Cô nói, cách tốt nhất để tránh bị sư tử ăn thịt là bỏ chạy, trong khi với loài săn mồi theo bầy như chó hoang Châu Phi thì dừng lại và kiểm tra môi trường xung quanh có thể là động thái khôn ngoan hơn.

Ngoài ra, Kaitlyn Gaynor, một nhà sinh thái học động vật hoang dã tại Đại học British Columbia, người không tham gia vào nghiên cứu này, nói rằng hiểu được sự phức tạp này trong hành vi của động vật săn mồi có thể rất quan trọng đối với việc bảo tồn chúng. Cô giải thích rằng con người đã thay đổi nhiều hệ sinh thái bằng cách loại bỏ một số loài động vật ăn thịt, đồng thời thêm những loài khác và tự chúng hoạt động như những kẻ săn mồi mới.


Chó hoang châu Phi.

Những kẻ săn mồi đó có thể có những tác động lớn đến cảnh quan. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra rằng nguy cơ bị săn mồi từ báo hoa mai và chó hoang hình thành sở thích về môi trường sống của những con linh dương, do đó làm thay đổi sự phân bố của các loài cây ở xavan Kenya.

Vì vậy, việc mất đi hoặc tái xuất hiện một động vật ăn thịt có thể gây ra các hiệu ứng phân tầng trong toàn bộ hệ sinh thái. Zanette nói: "Lý do mà những kẻ săn mồi có thể gây ra những tác động như vậy đối với quần thể con mồi và hệ sinh thái là vì chúng không chỉ giết chết chúng mà còn khiến chúng sợ hãi, và việc sợ hãi có những tác động to lớn mà chúng tôi chưa thực sự đánh được".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất