Đột phá công nghệ tồn trữ carbon hiệu quả, an toàn
Sau hơn ba năm nghiên cứu và thực hiện dự án tồn trữ khí carbon ở phía tây thành phố Melbourne, nhóm các nhà khoa học Australia cho biết công nghệ tồn trữ khí carbon rất hiệu quả và an toàn, đồng thời mang tính đột phá trong xã hội hiện đại.
>>> Khí thải nhà kính vọt lên mức kỷ lục
Nhóm khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia này cho biết việc thu thập và tồn trữ khí carbon từ các nhà máy phát điện có thể được thực hiện trên diện rộng trước năm 2020.
Tháng 3/2008, các khoa học gia này đã bắt đầu bơm khí carbon dioxide vào sâu trong lòng đất gần thành phố cảng Warrnambool ở tiểu bang Victoria, miền nam Australia. Tới nay họ đã bơm 65,000 tấn chất hơi chứa nhiều CO2 vào một túi khí đốt thiên nhiên đã khai thác xong, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 2km. Theo nhóm chuyên gia này, không có dấu hiệu nào cho thấy khí carbon dioxide rò rỉ ra ngoài từ bồn chứa được bịt kín dưới mặt đất.
Nhà khoa học Charles Jenkins nói rằng: "Phương pháp này có thể có tác động vô cùng to lớn đối với nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm toàn cầu phát sinh từ khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Có rất nhiều những giếng khí đốt đã khai thác xong và đó là những nơi lý tưởng để làm việc này. Ước tính của chúng tôi là sau năm 2050 chúng ta có thể loại bỏ khoảng 2 phần 3 lượng carbon dioxide được tạo ra từ những nguồn khí thải lớn".
Phương pháp tồn trữ dưới lòng đất khí carbon thải ra từ nhà máy phát điện và những địa điểm công nghiệp khác đã được thừa nhận là một loại công nghệ sạch tại hội nghị quốc tế về khí hậu tổ chức ở thành phố Durban của Nam Phi hồi đầu tháng này.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
