Dự báo động đất nhờ đo khoáng chất ngầm
Các nhà địa chất thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển) cho biết, sự thay đổi nồng độ khoáng chất trong nước ngầm (chẳng hạn natri và hyđrô) có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm động đất.
>>> Hướng đi mới trong cảnh báo động đất
>>> Mexico sáng chế hệ thống cảnh báo động đất giá rẻ
Trong lịch sử, các nhà khoa học Nhật Bản đã từng ghi nhận sự thay đổi bất thường của nồng độ khí radon và các hóa chất trong nước ngầm trước khi xảy ra trận động đất Kobe vào năm 1995 và trận động đất năm 1978 tại đảo Izu Oshima. Hiện tượng tương tự cũng xuất hiện trước khi xảy ra cơn đại địa chấn vào năm 1976 với tâm chấn gần thành phố Đường Sơn (Trung Quốc). Đó là lý do các chuyên gia Đại học Stockholm dành nhiều năm trời để theo dõi thành phần nước ngầm với ý tưởng đây có thể là chỉ dấu tốt nhất để dự báo động đất trước khi nó bắt đầu.
Với sự trợ giúp của các cộng sự tại Iceland, nhóm nghiên cứu do chuyên gia Alasdair Skelton dẫn đầu đã kiểm tra thành phần nước ngầm ở độ sâu 100m gần thị trấn Húsavík mỗi tuần 1 lần từ năm 2008 đến năm 2013. Công bố trên tạp chí Khoa học Địa lý Tự nhiên, nhóm nghiên cứu cho hay nồng độ của một số khoáng chất trong nước bắt đầu tăng trước thời điểm xảy ra động đất khoảng 4 đến 6 tháng. Diễn biến này được ghi nhận trong trận động đất cường độ 5,6 độ Richter vào tháng 10/2012 và lặp lại trước một trận động đất khác cường độ 5,5 độ Richter vào tháng 4/2013 tại Iceland.
Theo kết quả phân tích, chỉ có natri và hyđrô cho thấy sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, nồng độ của hai khoáng chất này đều tăng mạnh trước khi động đất diễn ra sau nhiều tháng giảm liên tục, trong khi nồng độ ôxy, silic và kali cũng có thay đổi nhưng không đáng kể. Sau rung chấn, tất cả đều trở lại bình thường. Chuyên gia địa chất Skelton cho biết nhóm nghiên cứu hiện vẫn chưa rõ tại sao dấu hiệu cảnh báo sớm lại đến từ mạch nước ngầm. Tuy nhiên, họ đưa ra giả thuyết cho rằng những vết đứt gãy rất nhỏ trên vỏ Trái đất sẽ mở rộng khi chúng chạy dài đến gần điểm đứt gãy lớn, khiến nước ngầm tràn qua những khu vực mới và cuốn theo các khoáng chất trong đá.
Các nhà khoa học hy vọng những nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ sẽ giúp xác nhận một hiện tượng thiên nhiên có thể là dấu hiệu đáng tin cậy cảnh báo sớm động đất. Trong đó, các nhà nghiên cứu sẽ giải đáp những câu hỏi như: hàm lượng hóa chất trong nước ngầm có thể dự báo thời gian và nơi chốn xảy ra động đất hay không? Cường độ của nó thế nào? Mức độ gia tăng hàm lượng natri bao nhiêu thì động đất sẽ xảy ra?...
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
