Dự đoán "cơn tỉnh giấc" của siêu núi lửa Yellowstone
Dù có vẻ vẫn đang say ngủ, siêu núi lửa Yellowstone (Mỹ) có thể phun trào dung nham trong tương lai, và các nhà khoa học đang nỗ lực cải thiện khả năng dự đoán khi nào Yellowstone thức giấc.
>>> Những núi lửa có thể "tỉnh giấc" trong năm 2012
Siêu núi lửa có thể phun ra những đợt dung nham gấp hàng ngàn lần đợt phun trào khủng khiếp ở Krakatoa của Indonesia vào năm 1883 với sức mạnh bằng 13.000 quả bom nguyên tử.
Cách đây 2 triệu năm, siêu núi lửa đang nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone từng là thủ phạm gây nên vụ phun trào lớn thứ 4 trong lịch sử địa cầu theo như giới khoa học ghi nhận.
Giới khoa học không ngừng để mắt đến Yellowstone, với
hy vọng có thể dự đoán được hoạt động tương lai của nó
Lần hoạt động gần nhất của nó cách đây khoảng 640.000 năm, tạo nên miệng núi lửa hình bầu dục, diện tích 64 x 40km.
Các chuyên gia nắm được chứng cứ cho thấy Yellowstone có thể bùng nổ một ngày nào đó với khả năng phủ nửa lãnh thổ Mỹ dưới lớp tro dày 1m. May mắn là xác suất, theo tính toán của giới khoa học, xảy ra vào thời đại chúng ta là khá nhỏ.
Để hiểu thêm về tương lai của Yellowstone, các chuyên gia Mỹ đã phân tích một số đá núi lửa trẻ nhất trong khu vực, gọi là rhyolite, được hình thành từ khoáng chất giàu silica.
Kết cấu, hình dạng và những đặc tính của tinh thể trong đá có thể cung cấp thông tin về thời điểm và cách thức chúng hình thành, cũng như hoạt động nằm sâu bên dưới bề mặt.
Phát hiện cho thấy mắc ma sinh ra những tảng đá này từ nơi ban đầu đã di chuyển lên phía trên ở vị trí cách bề mặt từ 8 đến 10km.
Các nhà nghiên cứu cho rằng bất cứ cơ chế hoạt động núi lửa nào ở Yellowstone hầu như sẽ xuất phát từ những nguồn này, trùng khớp với 3 đứt gãy chính trong khu vực.
Hai trong số này đã từng chứng kiến hoạt động núi lửa từ 70.000 đến 174.000 năm trước, và đứt gãy còn lại đang là nơi hoạt động bất ổn nhất trong miệng núi lửa.
Nhà nghiên cứu John Stix của Đại học McGill và đồng sự Guillaume Girard ở Đại học Iowa đã công bố báo cáo trong chuyên san GSA Today số tháng 9.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
