Dự đoán thời tiết nhờ "chuyện ấy" của côn trùng
Các nhà khoa học vừa phát hiện một cách mới để dự đoán sự thay đổi của thời tiết: quan sát chuyện giao phối của các côn trùng như bọ cánh cứng hoặc rệp.
>>> Phát hiện 40 loài bọ cánh cứng mới ở quần đảo Tahiti
Theo các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Tây Ontario (Canada), đời sống tình dục của các con côn trùng là những dấu hiệu tin cậy hé lộ những trận bão sắp tới.
Khi áp suất không khí giảm xuống, ám chỉ sắp xảy ra một trận mưa, các con đực thuộc loài bọ cánh cứng Diabrotica speciosa, sinh trưởng ở nhiều khu vực Bắc Mỹ, đã bỏ qua những nghi thức ve vãn cầu kỳ thường lệ để lao ngay vào "hành sự" với bạn tình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này là vì kích thước cơ thể của bọ Diabrotica speciosa khiến chúng rất dễ bị tổn thương trước thời tiết khắc nghiệt.
Khi trời sắp mưa, các con đực thuộc loài bọ cánh cứng Diabrotica speciosa đã bỏ qua những nghi thức ve vãn cầu kỳ thường lệ để lao ngay vào giao phối. (Ảnh: Corbis)
Trong khi đó, các con rệp lại tiết ra ít hormone tình dục hơn trước sự đe dọa của các cơn mưa tầm tã. Hành động này nhằm giúp chúng bảo tồn năng lượng cho việc bám trụ trên các lá cây để thoát chết. Nhà nghiên cứu Jeremy McNeil nói, đối với rệp, một giọt mưa cũng giống như một chiếc tủ lạnh rơi đè lên người chúng ta.
Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, trong dân gian đã truyền tai nhau những cách tiên liệu sự thay đổi thời tiết gần gũi và đơn giản hơn. Chẳng hạn như, mỗi khi người ta thấy kiến lũ lượt tha nhau rời khỏi tổ, thời tiết sau đó chắc chắn thay đổi, đặc biệt khi sắp có mưa bão. Lí do là vì, trong cơ thể kiến có tích hợp "bộ phận cảm biến sinh học", nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết.
Ngoài kiến, người Việt cũng biết một số loài côn trùng khác có khả năng đặc biệt tương tự, chẳng hạn như chuồn chuồn. Chỉ cần nhìn vào cách chuồn chuồn bay là có thể đoán được trời nắng hay mưa. Ông cha ta có câu: "Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao. Chuồn chuồn bay cao, mưa rào lại tạnh".
Cho đến nay, khoa học chưa thể lý giải được tại sao có những loài lại "nhạy" với sự thay đổi của thời tiết, có loài không. Đây được coi là đặc tính sinh học của loài.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
